Sở Kế hoạch và Đầu tư - tỉnh Phú Yên
Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2020

Chuyên mục: Quy hoạch kinh tế - xã hội | Đăng ngày: 18/05/2017

Tải về: Tại đây

Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2020 đã được UBDN Tỉnh Phú Yên phê duyệt tại Quyết định số 1547/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2012 với những nội dung chính như sau:

1. Quan điểm phát triển nhân lực:

-   Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh của tỉnh. Phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ.

-   Phát triển nhân lực phải hướng tới nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, bảo tồn các truyền thống tốt đẹp, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu của xu thế toàn cầu hóa, phục vụ các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

-   Trong toàn bộ quá trình phát triển KTXH, cần xem yếu tố con người là trọng tâm. Một mặt con người cần được xem là yếu tố quyết định để thực hiện thành công hay thất bại quá trình phát triển, mặc khác việc thỏa mãn một cách ngày càng đầy đủ và toàn diện các yêu cầu vật chất và tinh thần của con người chính là mục tiêu tối thượng của quá trình phát triển. Trên quan điểm này, việc chú trọng đến con người là vấn đề nhân bản của một xã hội ưu việt, đồng thời chính nó cũng tạo ra các động cơ thúc đẩy để phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội

-   Xem nâng cao trình độ dân trí là yếu tố nền tảng để phát triển nguồn nhân lực và triển khai thực hiện các chính sách phát triển KTXH. Với quan điểm này thì đối tượng chính sách là các thành phần dân cư của toàn bộ cộng đồng trong đó đặc biệt chú ý đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

-   Xem giáo dục đào tạo là “Quốc sách hàng đầu”, là chìa khóa để nâng cao trình độ dân trí và phát triển nhân lực.

-   Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục đào tạo cần được xem là giải quyết cơ bản để phát triển ngành giáo dục đào tạo, khắc phục được những khó khăn về ngân sách và khả năng có hạn của Nhà nước. Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức có chức năng trong và ngoài tỉnh đầu tư các cơ sở đào tạo tại tỉnh, mặt khác phối hợp và tranh thủ các nguồn lực đào tạo tại các địa phương khác.

-   Coi trọng và đề cao vai trò của tầng lớp trí thức, trong đó đặc biệt chú trọng những người có năng khiếu, có tài năng

-   Tạo mọi điều kiện để phát triển dân chủ, đề cao vai trò cá nhân trong hoạt động sáng tạo, phát minh sáng chế.

-   Quá trình nâng cao dân trí và phát triển nhân lực phải đảm bảo công bằng xã hội, trong đó hết sức chú ý đến tầng lớp thu nhập thấp.

2- Mục tiêu phát triển:

A- Mục tiêu tổng quát: 

Phát triển nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng trên cả 3 yếu tố cơ bản: Nâng cao thể lực, kỹ năng nghề, đạo đức. Nâng cao tính khả thi và hiệu quả quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020.

Phát triển nhân lực với mục tiêu từng bước nâng cao thu nhập của người dân, cải thiện đời sống dân cư. Thúc đẩy thị trường lao động phát triển, góp phần đáp ứng yêu cầu lao động của tỉnh và cả nước.

Xây dựng các cơ chế động lực, cơ chế tuyển chọn, bố trí, đánh giá, thăng tiến và kích thích để sử dụng tốt những người có tài, khai thác tốt nhất yếu tố con người.

B-Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn 2011-2015: Quy mô đào tạo bình quân trong giai đoạn này 24 nghìn người/năm. Đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo 55%, trong đó đào tạo nghề 41%; quy mô đào tạo đạt 24,9 nghìn người (đào tạo lại: 3,9 nghìn người), trong đó hệ dạy nghề 16,1 nghìn người (đào tạo lại 2,6 nghìn người), hệ đào tạo 8,8 nghìn người (đào tạo lại: 300 người). Trong đó:

Khu kinh tế: Nhu cầu lao động được đào tạo trong khu kinh tế và khu công nghiệp bình quân 3.790 người, trong đó hệ đào tạo nghề: 2.520 người, hệ đào tạo giáo dục: 1.270 người. Đặc biệt trong giai đoạn này nhu cầu đào tạo kỹ sư lao động lọc hóa dầu khoảng 500 người.

- Giai đoạn 2016-2020: Quy mô đào tạo bình quân 28 nghìn người/năm. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo 67%, trong đó đào tạo nghề đạt 51%, quy mô đào tạo đạt 29,3 nghìn người (trong đó đào tạo lại: 3,9 nghìn người), trong đó hệ đào tạo nghề 14,7 nghìn người (đào tạo lại 3,2 nghìn người); hệ đào tạo giáo dục: 12 nghìn người (đào tạo lại 630 người), trong đó:

Khu kinh tế: Nhu cầu lao động được đào tạo bình quân 8.900 người, trong đó hệ đào tạo dạy nghề: 5.400 người; Hệ đào tạo giáo dục: 3.500 người. Tập trung 2 ngành mũi nhọn: lọc hóa dầu và chế biến thủy sản - thực phẩm 7.585 người.

 


Các tin cùng chuyên mục:
  • Phú Yên - Vùng đất huyền thoại
  • HOI NGHI THI DUA CUM KHOI DHMT LAN THU V-2018
  • Phú Yên - Hợp tác đầu tư và phát triển
  • Giới thiệu Du lịch Phú Yên
  • Kỷ yếu 70 năm ngành Kế hoạch và Đầu tư Phú Yên
  • Lễ khởi công KNNUD Công Nghệ Cao

Thống kê truy cập

Thống kê truy cập