Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Minh Trang (MPI) |
Cuộc điều tra khảo sát tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam (VARHS) được bắt đầu thực hiện từ năm 2002 với sự tài trợ của Dự án Danida cùng các Viện nghiên cứu và có sự tham vấn ý kiến của rất nhiều chuyên gia. Từ kết quả của cuộc điều tra này, CIEM, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA), Trường Đại học Copenhagen tiếp tục mở rộng điều tra vào các năm 2006, 2008, 2010, 2012 và 2014 và từ năm 2009 mở rộng hợp tác với Viện Nghiên cứu Kinh tế phát triển thế giới của Trường Đại học Liên hợp quốc (UNU-WIDER) với nguồn tài trợ chính từ Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, DFID và gần đây nhất là KOICA. Sản phẩm của mỗi vòng điều tra bao gồm một báo cáo mô tả, các nghiên cứu sâu và các tóm tắt chính sách về những vấn đề quan trọng của kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam.
Cuộc điều tra khảo sát tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam (VARHS) dựa trên dữ liệu của 2.162 hộ gia đình được lựa chọn ngẫu nhiên thuộc 12 tỉnh trên khắp Việt Nam với trọng tâm tìm hiểu quá trình chuyển dịch kinh tế nông thôn và những tác động của nó đối với hầu hết khía cạnh của đời sống nông thôn, các hoạt động kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiếp cận thị trường đất đai, lao động, vốn và các thể chế liên quan, bao gồm tiếp cận dịch vụ công. Tiếp cận các kết quả phúc lợi từ sự phát triển kinh tế và vấn đề về phân bổ giữa các hộ gia đình, giữa các giới,… Đưa ra được các thông điệp và các hàm ý chính sách rộng hơn.
Dữ liệu trong Cuốn sách giúp xây dựng một bản đồ thống nhất và sử dụng để phân tích những gì đã diễn ra (nguyên nhân và kết quả), từ đó đưa ra những khuyến nghị về mặt chính sách, đồng thời cung cấp dữ liệu và các công cụ phân tích đầu vào để giúp việc hoạch định chính sách được tốt hơn. Cuốn sách là tài liệu tham khảo rất cần cho các học giả, các nhà nghiên cứu, sinh viên,… nghiên cứu về kinh tế phát triển nói chung và phát triển trong khu vực Việt Nam nói riêng./.Kết quả của cuộc điều tra đưa ra những phát hiện chính như điều kiện sống xét về giá trị tuyệt đối, nhìn chung được cải thiện đối với các hộ gia đình ở nông thôn. Khu vực nông thôn Việt Nam đã có sự giảm mạnh về đói nghèo. Việc có đầy đủ các tài sản, bao gồm giáo dục, vốn xã hội, tư liệu sản xuất, dân số trong độ tuổi vàng giúp các hộ có cơ hội phát triển tốt hơn. Các hộ có mức giảm lớn trong chi tiêu thực phẩm thường là các hộ gặp phải các cú sốc và không phải dân tộc Kinh. Vốn xã hội và các mối quan hệ mang tính đỡ đầu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế - xã hội và chính trị ở Việt Nam.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Các tin cùng chuyên mục:
-
Hướng dẫn về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (15/10/2024)
-
Thông báo Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên tại Hội nghị gặp mặt, đối thoại doanh nghiệp, nhà đầu tư năm 2024 (22/08/2024)
-
Học tập, quán triệt và triển khai thực hiện chuyên đề về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2022 (05/04/2022)
-
Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Phú Yên (21/04/2020)
-
Chưa biểu quyết thông qua dự thảo Luật Quy hoạch (20/06/2017)
- Phú Yên - Vùng đất huyền thoại
- HOI NGHI THI DUA CUM KHOI DHMT LAN THU V-2018
- Phú Yên - Hợp tác đầu tư và phát triển
- Giới thiệu Du lịch Phú Yên
- Kỷ yếu 70 năm ngành Kế hoạch và Đầu tư Phú Yên
- Lễ khởi công KNNUD Công Nghệ Cao
Liên kết website
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập