ỦY BAN NHÂN DÂN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH PHÚ YÊN Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
Số:120KH-UBND Phú Yên, ngày 12 tháng 8 năm 2016
KẾ HOẠCH
“Triển khai thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em
mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn
2016-2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Yên”
Thực hiện Quyết định số
1008/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc
thiểu số (DTTS) giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” (sau đây gọi tắt là
Đề án), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án với những nội
dung sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học
sinh tiểu học người DTTS, bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng
tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục
tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo;
góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các DTTS, đóng
góp vào sự tiến bộ, phát triển của đất nước.
1. Mục
tiêu cụ thể
- Đến năm 2020, có ít nhất 35% trẻ
em người DTTS trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu
giáo; trong đó, 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung
tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi.
- Đến năm 2025, có ít nhất 50% trẻ
em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo, trong đó, 100% trẻ em trong các cơ sở
giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi.
- Hàng năm, 100% học sinh tiểu học
người DTTS được tăng cường tiếng Việt.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh công tác truyền thông
- Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh và Đài Truyền thanh - truyền hình các huyện Sơn Hòa,
Sông Hinh, Đồng Xuân, Phú Hòa, Tây Hòa; cán bộ tuyên truyền địa phương các xã,
thôn; các hội phụ nữ, nông dân, đoàn thanh niên; các cơ sở Giáo dục trên địa
bàn có học sinh DTTS tổ chức tuyên truyền và giúp đỡ cha mẹ học sinh người DTTS
hiểu rõ việc tăng cường tiếng Việt; các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nắm
vững được ý nghĩa của việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh có ý nghĩa trong
vấn đề phát triển xã hội và tạo điều kiện bình đẳng trong mọi lĩnh vực của người
DTTS.
- Các tài
liệu tuyên truyền như trang thông tin điện tử của tỉnh, huyện, xã, Sở GDĐT,
phòng GDĐT, trường luôn có bài viết về tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS
như kinh nghiệm, phương pháp dạy, rèn luyện, hỗ trợ người DTTS và học sinh
DTTS,... tăng cường tiếng Việt.
- Sở Giáo
dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, chỉ đạo các Phòng GDĐT huyện
tổ chức biên soạn tài liệu xóa mù tiếng Việt cho các phụ huynh học sinh DTTS và
tài liệu hướng dẫn sinh hoạt gia đình, cộng đồng sử dụng tiếng Việt trong các
hoạt động thường ngày.
- Trường
tiểu học, ngành học mầm non tổ chức thường xuyên quan hệ gia đình của học sinh
mình phụ trách và hướng dẫn sử dụng tài liệu hướng dẫn trên, phương pháp để gia
đình giúp đỡ học sinh DTTS nói tiếng Việt.
- Các cấp
ủy đảng, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
phổ biến mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Đề án nhằm nâng cao nhận thức,
trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các bậc cha mẹ, học sinh, giáo
viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc tăng cường tiếng Việt
cho trẻ em người DTTS.
2.
Tăng cường học liệu, trang thiết bị dạy
học, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng môi trường tiếng Việt
- Ngoài các
tài liệu tăng cường tiếng Việt của Bộ GDĐT, các đơn vị phòng GDĐT chỉ đạo các
cơ sở giáo dục về ngành học mầm non và cấp tiểu học biên soạn các tài liệu học
cho học sinh như làm truyện tranh khổ nhỏ, truyện tranh khổ lớn, tranh chủ đề,
làm đồ dùng học tập như thẻ từ, tranh ảnh để học sinh học tập, sao cho các từ sử
dụng trong học tập gần gũi với đời thường và học sinh DTTS đã trải nghiệm từ đó
giúp học sinh dễ nhớ và tạo hứng thú trong học tập.
- Sở GDĐT
phối hợp với Sở Tài chính cấp kinh phí bổ sung, thay thế, cung cấp thiết bị dạy
học, đồ dùng, đồ chơi đã cũ không còn sử dụng đúng theo qui cách, không còn đạt
chất lượng trong giảng dạy hoặc sử dụng trong các hoạt động vui chơi; quan tâm
cung cấp đầy đủ cho điểm trường, xã khó khăn, xã đặc biệt khó khăn và điểm
không có sự giao tiếp nhiều với người kinh.
- Phòng
GDĐT các huyện thống kê, kiểm tra danh mục các đồ dùng dạy học của các trường
có học sinh DTTS và cấp kịp thời cho năm học tới.
- Các trường
tiểu học tạo không gian cho môi trường tiếng Việt trong lớp học như tranh ảnh,
đồ chơi, vật liệu,... giúp học sinh luôn luôn thuộc từ vựng tiếng Việt khi nhìn
vào góc Tiếng Việt và có sự bổ sung, thay đổi theo thời gian, chủ đề của chương
trình giảng dạy. Nhà trường tổ chức các hoạt động vui chơi, giao tiếp thực hành
tiếng Việt thường xuyên trong các hoạt động trong giờ lên lớp cũng như ngoài giờ
lên lớp ở trường, ở nhà và cộng đồng.
- Dạy học tiếng Việt cho học sinh
lớp 1: Điều chỉnh kế hoạch dạy học môn tiếng Việt lớp 1 từ 350 tiết/năm lên 500
tiết/năm, giúp học sinh DTTS có đủ thời gian để đạt được chuẩn kiến thức, kĩ
năng môn tiếng Việt lớp 1. Tiếp tục thực hiện Công văn số 8114/BGDĐT-GDTH
ngày15/9/2009 về việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh DTTS.
-
Tăng
cường dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS cấp tiểu học:
+ Các đơn vị trường học tiếp tục thực
hiện việc tăng cường dạy học tiếng Việt cho học sinh DTTS thông qua từng tiết dạy,
từng môn học. Đảm bảo học sinh DTTS cuối năm đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn tiếng
Việt; học sinh tự tin trong trong học tập, giao tiếp bằng tiếng Việt.
+ Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, xây dựng thư
viện thân thiện như: xây dựng thư viện trong lớp học, thư viện ngoài trời (thư
viện xanh); xây dựng Câu lạc bộ học sinh nói, viết tiếng Việt; xây dựng góc
ngôn ngữ tiếng Việt; tổ chức giao lưu tiếng Việt giữa các lớp, các khối lớp,
các trường,... theo chủ đề: “Tiếng Việt của chúng em”.
+ Giao quyền tự chủ cho nhà trường và giáo viên trong việc biên soạn và
giảng dạy cho học sinh tiểu học đạt chuẩn kiến thức kĩ năng theo từng khối lớp.
+ Sở GDĐT và Phòng GDĐT chỉ đạo điểm
một trường tiểu học chỉ là học sinh DTTS và nơi khó khăn là trường điểm theo
yêu cầu trên. Sau năm 2017, Sở GDĐT và phòng GDĐT đánh giá, kiểm định và nhân rộng
theo phương pháp hoạt động trên.
3. Nâng cao năng lực đội
ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
- Các cơ sở
giáo dục mầm non và tiểu học có trẻ em người DTTS có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ
cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ em người DTTS.
- Sử dụng tài liệu của Bộ GDĐT và tổ
chức đội ngũ nghiệp vụ địa phương biên tập các chuyên đề nâng cao năng lực cho
cán bộ quản lí, giáo viên có học sinh DTTS như: công tác quản lí, phương pháp,
kĩ năng tăng cường tiếng Việt phù hợp từng địa phương, từng DTTS, từng cộng đồng.
- Tuyển
sinh học sinh là người DTTS vào học trường Sư phạm theo chỉ tiêu của từng đơn vị
huyện có học sinh DTTS, ngoài ra đưa nội dung giáo dục tăng cường tiếng Việt
cho học sinh DTTS vào chương trình đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học trong
các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm.
- Trong
giai đoạn đầu, khi chưa có giáo viên là người DTTS cần hợp đồng nhân viên hỗ trợ
giáo viên để phụ giúp giảng dạy song ngữ trong các cơ sở giáo dục có học sinh
DTTS và biên tập tài liệu tập huấn cho đội ngũ nhân viên hỗ trợ.
- Có các lớp
bồi dưỡng tiếng DTTS cho giáo viên dạy trẻ em người DTTS.
4. Xây dựng và thực hiện một số
chính sách
Xây dựng
và thực hiện một số chính sách đặc thù đối với đội ngũ giáo viên tham gia tăng
cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS như: chế độ phụ cấp, giảm giờ, số lượng
học sinh trong một lớp, có nhân viên hỗ trợ giáo viên,...
5. Tăng cường công tác xã hội hóa và
hợp tác quốc tế
- Đẩy mạnh
công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường hợp tác với quốc tế nhằm huy động sự
tham gia đóng góp nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các
đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các nguồn vốn hợp
pháp khác để hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho trẻ em nguời DTTS.
- Huy động
cán bộ tham gia dạy tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người DTTS; các cán bộ hưu
trí, các hội viên, đoàn viên của các tổ chức đoàn thể địa phương, đặc biệt là
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tham gia hỗ trợ tăng
cường tiếng Việt cho cha, mẹ và trẻ em người DTTS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TỪ NAY ĐẾN NĂM
2025
1. Giai đoạn 1: Từ 2016- 2020
- Đối với ngành học Mầm non
+ Năm
2017: Xây dựng kế hoạch bổ sung thay thế cung cấp thiết bị dạy học, đồ dùng đồ
chơi cho 50% số nhóm lớp vùng đặc biệt khó khăn.
+ Năm
2018: Xây dựng kế hoạch bổ sung thay thế cung cấp thiết bị dạy học, đồ dùng đồ
chơi cho 50% số nhóm lớp vùng đặc biệt khó khăn.
+ Năm
2019: Xây dựng kế hoạch bổ sung thay thế cung cấp thiết bị dạy học, đồ dùng đồ
chơi cho 100% số nhóm lớp vùng khó khăn. Xây dựng và bảo đảm duy trì môi trường
tiếng Việt trong các cơ sở giáo dục mầm non có trẻ em người DTTS
+ Xây dựng
và triển khai thí điểm mô hình về tăng cường tiếng Việt tại các địa phương phù
hợp với điều kiện, đặc điểm vùng miền, để cán bộ quản lý, giáo viên tham quan học
tập, triển khai nhân rộng mô hình.
+ Ngành
Giáo dục phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể trong việc vận động tuyên
truyền sâu rộng và thiết thực đến các gia đình người DTTS có trẻ trong độ tuổi
mầm non hiểu được tầm quan trọng cho trẻ đến trường sớm để tiếp cận tiếng Việt và
đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên cho
các huyện miền núi.
+ Từ năm
2019 đến năm 2020, nhân rộng điểm mô hình về Tăng cường tiếng Việt ra 3 huyện.
- Đối với cấp tiểu học
+ Từ năm
2017 đến 2018, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Yên xây dựng
chuyên mục về nội dung Tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS phát sóng theo định kỳ
1 tháng/1lần; năm 2019 - 2020 phát sóng định kì 2 tháng/1 lần.
+ Phòng
GDĐT chỉ đạo các trường học tiểu học xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện
để mở lớp trong hè: “ Chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh trước tuổi vào lớp 1”.
chọn 3 trường, mỗi trường chọn 3 lớp để thí điểm dạy học Tiếng Việt lớp 1 cho học
sinh DTTS theo hướng tăng thời lượng dạy học từ 300 tiết lên 500 tiết. Đối với
các trường còn lại thực hiện dạy học tiếng Việt lớp 1 cho học sinh DTTS theo hướng
tăng thời lượng tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương.
+ Đối với
những điểm trường, trường tiểu học có đa số học sinh là người DTTS cần thực hiện
dạy phần “Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1” theo Chương trình 60
bài trong tài liệu “Chuẩn bị Tiếng Việt” cho trẻ em trước tuổi đến trường. Tùy
thuộc vào tình hình của từng địa phương nên bố trí người dạy một cách linh hoạt
và hợp lí.
+ Tăng cường
tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; hoặc tổ chức dạy học thêm từ 2 đến 3 buổi trong tuần
(dạy từ 7 đến 8 buổi/tuần).
+ Những
trường không đủ điều kiện về cơ sở vật chất để dạy 2 buổi/ngày, tổ chức phụ đạo
cho học sinh chưa hoàn thành môn Tiếng Việt được thực hiện bằng cách tăng tiết
vào các buổi dạy ít tiết hoặc dạy tăng buổi.
+ Nhà trường phối hợp với gia đình, cộng
đồng trong việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS.
- Sở GDĐT tham mưu UBND tỉnh về: đội ngũ giáo viên,
xây dựng trường 2buổi/ngày, kinh phí tổ chức thực hiện chương trình dạy và tuyển
sinh đối tượng vào trường sư phạm; Hoàn chỉnh các tài liệu dạy và học cho học
sinh TDTS. Đến năm 2020, các lớp 1 và lớp 2 đối với vùng có học sinh DTTS đều học
2buổi/ngày.
2. Giai đoạn 2: Từ 2020
-2025
- Thực hiện
theo yêu cầu chương trình bổ sung cho tăng cường tiếng Việt.
- Số giáo
viên là người DTTS đã đủ điều kiện dạy cho toàn bộ học sinh DTTS (yêu cầu ở điểm
trường phải có).
- Cán bộ
quản lý và đội ngũ giáo viên, gia đình và cộng đồng đã nắm vững yêu cầu việc
tăng cường tiếng Việt cho học sinh và cộng đồng.
- Chất lượng thực hiện đúng theo yêu
cầu chuẩn.
IV.
KINH PHÍ
1. Kinh phí để thực hiện Đề án do ngân sách
nhà nước cấp từ nguồn chi thường xuyên cho giáo dục. Cụ thể: Căn cứ vào kế hoạch
Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS được UBND tỉnh
duyệt, Ngành giáo dục sẽ lập dự toán kinh phí cụ thể cho từng nhiệm vụ từ nguồn
chi thường xuyên thông qua Sở Tài chính trình UBND tỉnh xét duyệt và triển khai
thực hiện theo từng năm trong giai đoạn từ 2016-2020.
2. Các nguồn
kinh phí huy động, tài trợ hợp pháp khác từ cộng đồng, doanh nghiệp, tài trợ của
nước ngoài và các tổ chức quốc tế; ngân sách địa phương và các nguồn xã hội hoá
thực hiện nhiệm vụ mua sắm thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi, học liệu, biên soạn
tài liệu bồi dưỡng tiếng DTTS phù hợp với từng vùng miền, bồi dưỡng đội ngũ tại
địa phương và các nội dung khác của Đề án.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo
dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan, các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức
tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Quyết định số 1008/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 6
năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt
cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng
đến 2025”.
- Chủ
trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện Kế hoạch, định kỳ (học kỳ và cuối năm học) báo cáo UBND tỉnh.
- Phối
hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng dự toán kinh phí hàng năm
để đảm bảo triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.
- Phối
hợp với Ban Dân tộc tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai việc “Tăng cường tiếng Việt
cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng
đến 2025”.
- Tham
mưu UBND tỉnh về việc đào tạo giáo viên là người DTTS để dạy các vùng có học
sinh DTTS.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với
Sở Tài chính, Sở GDĐT, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cân đối vốn đầu tư phát triển thực hiện các nhiệm vụ của
Kế hoạch.
3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
tham mưu về kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo khả năng cân đối
ngân sách.
4. Sở Thông tin và Truyền thông: Tăng cường chỉ
đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền kịp thời đường lối của
Đảng và chính sách đối với các yêu cầu trong việc tăng cường tiếng Việt cho học
sinh DTTS.
5. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở GDĐT và
các ngành có liên quan tổ chức thực hiện việc tuyển sinh học sinh DTTS vào nghề
giáo viên, tổ chức thực hiện thi tuyển công chức là người DTTS làm giáo viên dạy
vùng học sinh DTTS.
6. Trường Đại học Phú Yên: Chủ trì, phối hợp với
Sở GDĐT xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo giáo viên là người DTTS.
7. UBND các huyện: Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng
Xuân, Phú Hòa, Tây Hòa
Căn cứ vào Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch triển
khai Đề án ở địa phương, trong đó cần chú ý:
- Chỉ đạo việc tuyên truyền thực hiện Đề án.
- Bố trí các nguồn vốn thực hiện kế hoạch Tăng
cường tiếng Việt cho học sinh DTTS; rà soát lại các điểm trường và có kế hoạch
tăng cường cơ sở vật chất cũng như hợp đồng nhân viên hỗ trợ giáo viên dạy học
sinh DTTS.
- Chỉ đạo các đoàn thể trong huyện tuyên truyền
hỗ trợ công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS.
- Thống kê và kinh phí để hợp đồng nhân viên hỗ
trợ giáo viên.
- Huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện
Đề án tại địa phương.
8) Các cơ quan báo chí: Tổ chức thông tin
tuyên truyền kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính quyền về công
tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị
liên quan, UBND các huyện: Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân, Phú Hòa, Tây Hòa triển
khai thực hiên Kế hoạch này; định kỳ báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào
tạo) để tổng hợp báo cáo cho Bộ Giáo dục và Đào tạo./.
|
|