Tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên 6 tháng đầu năm 2018
I. VỀ KINH TẾ
1. Về sản xuất nông-lâm-thủy sản
- Sản xuất nông, lâm, thủy sản tuy có ảnh hưởng thời tiết, dịch bệnh, nhưng năng suất một số cây trồng, vật nuôi tăng khá. Tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản là 5.480,8 tỷ đồng, đạt 47,6% kế hoạch, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: nông nghiệp tăng 5,1%, lâm nghiệp tăng 18,8% và thủy sản tăng 3,5%.
Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, qua 03 năm thực hiện đã đạt được một số kết quả tích cực ([1]). Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên mỗi ha đất trồng trọt năm 2017 là 69,5 triệu đồng/ha (tăng gần 7 triệu đồng so năm 2015); giá trị sản phẩm thu hoạch trên mỗi ha mặt nước nuôi trồng thủy sản là 842 triệu đồng/ha (tăng 197 triệu đồng so năm 2015). Tuy nhiên, kết quả triển khai thực hiện đề án còn hạn chế, chưa tạo được chuyển biến rõ nét, chất lượng tăng trưởng chưa bền vững; khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản còn thấp; thị trường tiêu thụ thiếu ổn định; việc thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài và các nguồn lực xã hội còn hạn chế; sự tham gia của các doanh nghiệp vào công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp chưa nhiều... trong đó có nguyên nhân chủ quan là do cấp ủy, chính quyền một số địa phương, cơ sở chưa thực sự chủ động, quyết liệt trong lãnh đạo thực hiện đề án.
Lúa vụ Đông Xuân 2017-2018 đã thu hoạch xong, với diện tích gieo trồng 26.844ha, tăng 66ha so với niên vụ trước, năng suất bình quân đạt khoảng 74,8 tạ/ha (tăng 5,7 tạ/ha), sản lượng đạt 200,7 ngàn tấn (tăng 8,5% so niên vụ trước); đây là niên vụ có năng suất đạt cao nhất từ trước đến nay. Năng suất lúa tăng là nhờ ít sâu bệnh, nguồn nước dự trữ trong các hồ chứa dồi dào đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cộng với thời tiết thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa từ giai đoạn mạ đến khi lúa trỗ.
Lúa vụ Hè Thu, đang xuống giống gieo sạ theo lịch thời vụ với diện tích dự kiến 23.500ha. Tuy nhiên theo dự báo, thời vụ sản xuất vụ Hè Thu có khả năng xảy ra khô hạn cục bộ, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo người dân chỉ sản xuất cây lúa ở vùng đảm bảo đủ nước tưới suốt vụ, những diện tích không đủ nước cần chuyển sang cây trồng khác như: bắp lai, rau - đậu thực phẩm và các loại hoa màu khác... nhằm tiêu thụ ít nước nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả kinh tế.
Một số cây trồng khác sản lượng tăng khá so với cùng kỳ, như: Mè tăng 40,5%; rau các loại tăng 9,4%; đậu các loại tăng 9,5%... Riêng cây sắn niên vụ 2017-2018, đã thu hoạch xong, năng suất bình quân khoảng 20,8 tấn/ha (giảm 0,56 tấn/ha so với niên vụ trước), với giá bán sắn nguyên liệu tại các nhà máy tăng so với niên vụ trước nên bà con nông dân trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng mở rộng diện tích trồng sắn trong niên vụ 2018-2019, diện tích trồng mới trong niên vụ này đến nay là 17.700ha (tăng 1,2% so với cùng kỳ).
Cây mía niên vụ 2017-2018, năng suất bình quân khoảng 63,7 tấn/ha (tăng 1,1 tấn/ha so với niên vụ trước). Do thị trường tiêu thụ đường khó khăn, nên giá thu mua mía nguyên liệu tại các nhà máy giảm so niên vụ trước, bà con nông dân trồng mía gặp nhiều khó khăn; diện tích trồng mới niên vụ 2018-2019 là 23.680ha (bằng niên vụ trước).
Công tác chăm sóc, xuống giống một số cây trồng cạn theo lịch thời vụ được thực hiện khá tốt. Tình hình sâu bệnh gây hại cây trồng trong vụ Đông Xuân cơ bản được kiểm soát và phòng trừ kịp thời. Hiện tại, có một số đối tượng sâu bệnh gây hại cây trồng nhưng ngành chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả như: Rệp sáp bột hồng (128ha), bệnh chổi rồng (5ha) trên cây sắn; tuyến trùng (100ha), chết nhanh (60ha), chết chậm (240ha) trên cây tiêu...
- Đàn gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển. Theo kết quả điều tra tại thời điểm ngày 01/4/2018: Đàn trâu có 5,9 ngàn con tăng 4,4%; đàn bò 196,4 ngàn con tăng 1% (trong đó đàn bò lai chiếm khoảng 71% tổng đàn, tăng 2,6% so với cùng kỳ); đàn lợn hơn 99,2 ngàn con giảm 3,5%; đàn gia cầm có 3,9 triệu con tăng 5% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt hơi xuất bán đạt gần 19 ngàn tấn, tăng 0,6% so cùng kỳ. Nhờ giá bán thịt lợn hơi tăng nên người dân bắt đầu phát triển đàn, tập trung vào mô hình nuôi công nghiệp. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được chú trọng. Đến nay, đã tổ chức tiêm bổ sung vaccin LMLM đợt 1/2018 cho đàn gia súc của 105/112 xã, phường, thị trấn, đạt 88% tổng đàn thuộc diện tiêm. Tăng cường thực hiện công tác kiểm dịch động vật tại các trạm, chốt trên địa bàn tỉnh; kiểm soát hoạt động tiêu thụ, mua bán gia súc, gia cầm.
- Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng được chú trọng; tuy nhiên số vụ phá rừng và diện tích rừng bị thiệt hại tăng so với cùng kỳ([2]). Đáng chú ý, do thời tiết nắng nóng kéo dài nên đã xảy ra 02 vụ cháy rừng với diện tích gần 3ha([3]). Chăm sóc rừng trồng 2018 được 16.500ha, đạt 103,1% kế hoạch, tăng 5,6% so cùng kỳ; khai thác gỗ 6 tháng đầu năm ước đạt 50.000m3 bằng 45,5% kế hoạch, tăng 36,8% so cùng kỳ([4]). Tổ chức rà soát lại kế hoạch phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, để phù hợp với quy hoạch 3 loại rừng đã được phê duyệt và triển khai cắm mốc 3 loại rừng trên thực địa.
- Hoạt động khai thác thủy sản cơ bản thuận lợi. Sản lượng khai thác đạt 38,5 ngàn tấn, tăng 0,6% so với cùng kỳ; trong đó khai thác cá ngừ đại dương là 2.840 tấn, tăng 4,1%. Trong 6 tháng đầu năm 2018, ngành nông nghiệp đã cấp mới giấy phép đăng ký khai thác cho 80 tàu cá, với công suất 30.100 CV([5]). Công tác triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản theo các quy định của Chính phủ tiếp tục được triển khai thực hiện. Đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị chuyên đề về thủy sản và triển khai phổ biến Nghị định 17/2018/NĐ- CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản cho ngư dân. Trong 6 tháng đầu năm 2018, không phát sinh tàu đóng mới theo Nghị định 17/ nêu trên. Lũy kế đến nay, đã ban hành 13 quyết định phê duyệt danh sách các chủ tàu đủ điều kiện vay vốn theo Nghị định 67 với tổng nhu cầu vốn là 289,8 tỷ đồng; đã đưa 19 tàu vào hoạt động, trong đó có 04 tàu vỏ gỗ làm nghề lưới vây, 04 tàu vỏ thép nghề lưới vây; 04 tàu vỏ thép nghề mành chụp, 07 tàu vỏ Composite làm nghề lưới vây và 01 tàu vỏ thép nghề lưới chụp chưa đóng.
- Nuôi trồng thủy sản gặp khó khăn; tình trạng nuôi trồng thủy sản tự phát không theo quy hoạch tiếp tục tái diễn nhưng ngành nông nghiệp và các địa phương chưa có biện pháp quản lý, khắc phục. Diện tích thả nuôi thủy sản các loại là 1.895 ha, tăng 2,4%. Đáng chú ý, hiện nay số lồng, bè đang thả nuôi thủy sản ở các địa phương, nhất là thị xã Sông Cầu đang vượt khá cao so với quy hoạch (theo thống kê, số lồng nuôi trồng thủy sản của thị xã Sông Cầu là 80.448 lồng, trong đó số lồng nuôi trong phân vùng quy hoạch 57.171 lồng; số lồng nuôi ngoài phân vùng quy hoạch 23.227 lồng). Lãnh đạo UBND tỉnh đã trực tiếp kiểm tra thực địa, chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương có liên quan tăng cường công tác quản lý, khắc phục ngay tình trạng nuôi trồng thủy sản tự phát không theo quy hoạch gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh và phá vỡ quy hoạch, cảnh quan các di tích thắng cảnh, nhất là trên vùng vịnh Xuân Đài. Hiện nay, đang tập trung hoàn chỉnh để ban hành Quy định về quản lý lồng, bè nuôi trồng thủy sản trên các vùng biển tỉnh Phú Yên; lập Quy hoạch chi tiết mặt nước nuôi trồng thủy sản vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu; tổ chức triển khai mô hình thí điểm giám sát tự động chất lượng nguồn nước vùng nuôi và thành lập các tổ quản lý cộng đồng nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, đã tổ chức đoàn tham quan học tập kinh nghiệm mô hình quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản kết hợp dịch vụ du lịch và quy hoạch bảo vệ môi trường tại Quảng Ninh và một số tỉnh bạn. Hiện nay, các đơn vị đang tập trung triển khai thực hiện để áp dụng hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra từ đầu năm đến nay, đã có gần 25,5ha tôm thẻ chân trắng và tôm sú bị bệnh; xảy ra dịch bệnh trên ốc hương nuôi tại xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu, làm chết khoảng 70-80% số lượng thả nuôi; nguyên nhân được xác định do người dân sử dụng thức ăn tươi sống với số lượng lớn, nước thải không xử lý làm môi trường nuôi bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.
2. Về xây dựng nông thôn mới:
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo. Đến nay, bình quân toàn tỉnh đạt 15 tiêu chí/xã (trong đó có 15 xã đạt từ 14-19 tiêu chí; 17 xã đạt từ 10-13 tiêu chí, 15 xã đạt từ 7-9 tiêu chí và không có xã nào đạt dưới 07 tiêu chí) và có 41 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 47% trên tổng số xã). Tuy nhiên, có 06/41 xã không giữ vững tiêu chí nông thôn mới gồm: Sơn Hà (huyện Sơn Hòa); Ealy, Sơn Giang, Đức Bình Tây (huyện Sông Hinh); Hòa Phong, Hòa Mỹ Tây (huyện Tây Hòa). Nguyên nhân khách quan là do Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới có một số thay đổi nên sau khi rà soát lại thì một số xã đã được công nhận đạt chuẩn chưa đáp ứng theo yêu cầu mới. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan là do một số đơn vị, địa phương chưa thật sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành để giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được, nhất là tiêu chí về Quốc phòng và An ninh; Y tế; Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật…
Theo kế hoạch năm 2018, toàn tỉnh có thêm 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 53% số xã) và theo số lượng đăng ký của các địa phương có 11 xã đăng ký đạt chuẩn. Đến nay, đã có 03 xã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí gồm: An Chấn, An Nghiệp (huyện Tuy An) và Đức Bình Đông (huyện Sông Hinh); hiện đang hoàn chỉnh hồ sơ để xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới vào đợt 1 năm 2018; có 01 xã (An Dân, huyện Tuy An) đạt 18/19 tiêu chí; 02 xã đạt 16/19 tiêu chí (Xuân Thọ 1- TX Sông Cầu và Hòa Xuân Nam-huyện Đông Hòa) và 05 xã đạt 15/19 tiêu chí.
Trong năm 2018, ngân sách Trung ương hỗ trợ và tỉnh đã phân bổ 107,4 tỷ đồng (trong đó, vốn đầu tư phát triển 77 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là 30,4 tỷ đồng); vốn ngân sách tỉnh là 12 tỷ đồng (nguồn vốn xổ số kiến thiết 2 tỷ đồng; nguồn thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng). Đến nay, tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản thực hiện chương trình còn 14,75 tỷ đồng, giảm 5,9 tỷ đồng so với cuối năm 2017; tập trung tại các công trình phục vụ dân sinh, phát triển văn hóa, giáo dục. Việc triển khai thực hiện Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn cho các xã thuộc khu vực miền núi và bê tông hóa hẻm phố trên địa bàn tỉnh còn chậm([6]). UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tham mưu đề xuất, bổ sung 02 chương trình nêu trên vào danh mục đầu tư công trung hạn ngân sách tỉnh giai đoạn 2016-2020 từ nguồn tiền sử dụng đất.
3. Về công tác phòng chống thiên tai, khắc phục hậu quả lũ lụt:
- Công tác khắc phục hậu quả bão, lụt cuối năm 2017 được tập trung chỉ đạo thực hiện. Đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá, kiểm điểm, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống bão lụt năm 2017. Để khắc phục thiệt hại hậu quả cơn bão số 12, Thủ tướng Chính phủ đã hỗ trợ tỉnh 170 tỷ đồng. UBND tỉnh đã phân bổ cho các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện công tác hỗ trợ dân sinh là 06 tỷ đồng; khắc phục thiệt hại các cơ sở hạ tầng thiết yếu là 164 tỷ đồng (gồm: 156 tỷ để sửa chữa công trình, kết cấu hạ tầng bị thiệt hại và 08 tỷ hỗ trợ thành phố Tuy Hòa và huyện Đông Hòa di dời dân vào khu tái định cư). Đến nay, đối với nguồn vốn hỗ trợ sửa chữa các công trình kết cấu hạ tầng, đã giải ngân được 78,2 tỷ đồng đạt tỷ lệ 50,1% so với nguồn kinh phí được phân bổ. Ngoài ra, Bộ Tài chính hỗ trợ kinh phí khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại với số tiền 54,4 tỷ đồng, UBND tỉnh cũng đã phân bổ cho các địa phương, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện gặp một số vướng mắc, hiện các địa phương chưa giải ngân được hết nguồn vốn này.
- Tập trung triển khai các phương án phòng, chống hạn theo kế hoạch. Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam và các địa phương, đơn vị thi công đang khẩn trương triển khai công tác sửa chữa, tu bổ, nạo vét các công trình thủy lợi, kênh mương nội đồng để kịp đưa vào phục vụ cho sản xuất vụ lúa Hè Thu; ngày 15/5/2018, Công ty đã tổ chức mở nước toàn bộ hệ thống (kênh Bắc và kênh Nam) để đưa nước phục vụ sản xuất lúa Hè thu 2018. Hiện nay, các địa phương đang hướng dẫn, đôn đốc bà con huy động phương tiện, nhân lực để tập trung lấy nước đảm bảo 100% diện tích có đủ nước gieo sạ trong khung thời vụ.
4. Về công nghiệp
- Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) là 8.912,3 tỷ đồng, đạt 49,8% kế hoạch, tăng 5,7% so cùng kỳ. Đã hoàn thành đưa vào sử dụng một số nhà máy tạo ra sản phẩm mới như: Linh kiện điện tử (Cty TNHH CCIPY Việt Nam); đồ hộp thủy sản (Cty cổ phần đồ hộp Tấn Phát); nước ngọt có ga Re Vei (Cty TNHH Re Vei Việt Nam); viên nén năng lượng (Cty TNHH Bình Nam)… Một số sản phẩm chủ lực của tỉnh vẫn giữ mức tăng so cùng kỳ như: Xi măng các loại tăng 60,1%; nhân hạt điều tăng 31,3%; hải sản các loại tăng 23,3%; quần áo các loại tăng 18,5%; điện phát ra tăng 10,9%; phân các loại tăng 11,8%; điện thương phẩm tăng 8,2%; thuốc viên các loại tăng 7,9%; đường kết tinh tăng 7,4%; nước thương phẩm tăng 7%... Bên cạnh đó, do khả năng cạnh tranh trên thị trường chưa cao, sức tiêu thụ giảm, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn nên một số sản phẩm giảm so cùng kỳ như: Tinh bột sắn giảm 17,2%; bia các loại giảm 11,7%; dăm gỗ các loại giảm 10,7%; nước tăng lực giảm 5,9%;...
- Tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp tiếp tục phát triển; doanh thu đạt 2.200 tỷ đồng, tăng 13% so cùng kỳ. Thu hút thêm 09 dự án đầu tư vào Khu Kinh tế và các khu công nghiệp, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 5.104 tỷ đồng và 2.750 nghìn USD([7]). Tổ chức rà soát các dự án chậm triển khai, dự án hoạt động cầm chừng, dự án kém hiệu quả; đã thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án Nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô của Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô.
- Tổng lượng điện sản xuất tăng 14,42%; điện thương phẩm tăng 14% so với cùng kỳ. Ngành điện đã có nhiều cố gắng điều tiết, phân phối nguồn điện hợp lý, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
5. Về dịch vụ
- Các ngành dịch vụ có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng phục vụ. Công tác xúc tiến thương mại được đẩy mạnh. Đã phối hợp tổ chức thành công “Hội chợ Xuân Phú Yên 2018”; các phiên chợ đưa hàng Việt về bán ở nông thôn, phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của nhân dân, góp phần ổn định giá cả thị trường. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước thực hiện là 15.025,7 tỷ đồng, đạt 48,5% kế hoạch, tăng 11,8% so cùng kỳ. Công tác kiểm tra, kiểm soát giá cả thị trường được tăng cường, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm tăng khoảng 2,5% so cùng kỳ.
Đã triển khai nhiều hoạt động, giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh như: Tổ chức hội thảo chuyên đề xuất khẩu và giải pháp cải thiện chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch làm việc với doanh nghiệp theo từng ngành hàng để hỗ trợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh; giới thiệu doanh nghiệp tham dự Hội nghị thượng đỉnh kinh tế quốc tế năm 2018; cung cấp thông tin về các hội chợ, triển lãm, cơ hội giao thương trên trang thông tin điện tử. Tổ công tác liên ngành tiếp tục phát huy hiệu quả, thường xuyên tiếp cận doanh nghiệp để nắm bắt, tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp, để hướng dẫn, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc. Tổng kim ngạch xuất khẩu là 72,6 triệu USD, đạt 50,1% kế hoạch, tăng 5,76% so cùng kỳ. Một số mặt hàng xuất khẩu tăng như: quần áo may sẵn tăng 14,8%; sản phẩm gỗ tăng 7,3%; hải sản các loại tăng 0,3%. Tổng kim ngạch nhập khẩu 32,9 triệu USD, đạt 43,3% kế hoạch, giảm 1,6% so cùng kỳ.
- Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch từng bước đổi mới nội dung, hình thức và đạt được một số kết quả tích cực. Tổ chức nhiều hoạt động nhằm quảng bá, thu hút khách du lịch: Lễ Chào cờ đầu năm mới 2018 và các hoạt động chào đón những vị khách đầu tiên đến Mũi Đại Lãnh - Phú Yên; tổ chức thành công Tuần Văn hóa-Du lịch Phú Yên năm 2018 với chủ đề “ Phú Yên - Điểm đến hấp dẫn và thân thiện”, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tham dự; ước tính có khoảng 35.138 lượt khách tăng 31,5% so với sự kiện này năm trước. Tiếp tục triển khai thực hiện đề án “Chiến lược Marketing du lịch Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; tham gia Hội chợ du lịch quốc tế VITM 2018 tại Hà Nội, ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh 2018; tham gia chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc... Tổng lượng khách du lịch đến Phú Yên 6 tháng đầu năm khoảng 797.500 lượt khách, đạt 55% kế hoạch, tăng 14,7% so cùng kỳ (trong đó khách quốc tế khoảng 20.455 lượt, tăng gần 24% so cùng kỳ). Doanh thu du lịch đạt 697,2 tỷ đồng, đạt 54% kế hoạch, tăng 6,4% so cùng kỳ. Đến nay, toàn tỉnh có 146 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, tăng 8 cơ sở so cùng kỳ; 3.019 buồng lưu trú du lịch, trong đó có khoảng 500 buồng đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao.
- Dịch vụ vận tải hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân; năng lực và chất lượng dịch vụ được nâng cao. Tổng doanh thu vận tải thực hiện 1.706 tỷ đồng, tăng 12,5% so cùng kỳ. Ước 6 tháng đầu năm 2018, lượng khách qua cảng hàng không Tuy Hòa đạt trên 191 ngàn lượt, tăng 13,67% so cùng kỳ với 1.228 chuyến bay, tăng 2,5% so cùng kỳ([8]). Sản lượng hàng hóa qua cảng Vũng Rô thực hiện là 100.000 tấn, giảm 55% so cùng kỳ, nguyên nhân là do sửa chữa cầu cảng và chỉ mới tiếp nhận vận chuyển hàng hóa lại từ ngày 01/4/2018.
- Công tác quản lý nhà nước về viễn thông được tăng cường. Các doanh nghiệp viễn thông đã có nhiều cố gắng phát triển dịch vụ tại các khu vực vùng sâu, vùng xa. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh hiện có 993 trạm BTS (tăng 143 trạm so cùng kỳ); mật độ thuê bao di động đạt 93,5 thuê bao/100 dân, mật độ thuê bao điện thoại cố định đạt 2,6 thuê bao/100 dân; mật độ sử dụng internet đạt 42,2 người/100 dân. Doanh thu bưu chính viễn thông: 477,7 tỷ đồng (trong đó: doanh thu bưu chính đạt 49,2 tỷ đồng chiếm 10,3%).
- Các Ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã tập trung thực hiện tốt các giải pháp về huy động, cho vay vốn, quản lý ngoại hối, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả. Lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng cơ bản ổn định([9]). Tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng ước đạt 20.583 tỷ đồng đạt 83,4% kế hoạch, tăng 11,7% so với cuối năm 2017. Tổng dư nợ ước đạt 24.032 tỷ đồng đạt 60,2% kế hoạch, tăng 10,23% so với cuối năm 2017. Tổng số nợ xấu của các Ngân hàng trên địa bàn là 215 tỷ đồng, chiếm 0,89%/tổng dư nợ. Triển khai thực hiện tốt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ dân, đã cơ cấu lại nợ cho 3.485 khách hàng, với tổng số nợ gốc là 548,2 tỷ đồng và nợ lãi là 89 tỷ đồng. Riêng đối với hỗ trợ thiệt hại do dịch tôm hùm chết trong những ngày cuối tháng 5 và đầu tháng 6 năm 2017, các tổ chức tín dụng đã thực hiện cho vay mới 40,6 tỷ đồng cho 301 khách hàng. Đã cung ứng tiền mặt đầy đủ, kịp thời phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân trong dịp lễ, Tết.
6. Về phát triển các thành phần kinh tế
- Tập trung triển khai thực hiện Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 01/11/2017 của UBND tỉnh về phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh. Đã tổ chức Hội nghị gặp mặt, đối thoại các doanh nghiệp và nhà đầu tư năm 2018, với sự tham gia của 76 doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tại Hội nghị, UBND tỉnh đã chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các sở, ngành, địa phương có liên quan xem xét, giải quyết từng nội dung kiến nghị, đề xuất của nhà đầu tư, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn. Bên cạnh đó, các ngành, các cấp đã nỗ lực trong giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng, đất đai, đăng ký kinh doanh, do đó thời gian được rút ngắn đáng kể, tạo được niềm tin trong người dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp. Kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2017, tỉnh Phú Yên xếp vị trí thứ 47/63 tỉnh, thành, tăng 04 bậc so với năm 2017 và xếp vào nhóm trung bình.
- Đã cấp mới đăng ký doanh nghiệp cho 228 doanh nghiệp, tăng 36,52% so cùng kỳ, với tổng vốn đăng ký là 3.240 tỷ đồng, tăng 111,2% so cùng kỳ (so cùng kỳ năm 2017 tăng 48 doanh nghiệp và số tiền đăng ký đầu tư bình quân tăng gần 6 tỷ đồng/doanh nghiệp); tổng số chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh thành lập mới là 78 đơn vị; có 63 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh; 14 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại trước thời hạn thông báo; 30 doanh nghiệp giải thể và 19 đơn vị trực thuộc chấm dứt hoạt động. Lũy kế đến 31/5/2018, trên địa bàn tỉnh có 2.798 doanh nghiệp đang hoạt động. Hoạt động của các hợp tác xã tiếp tục ổn định. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 113 hợp tác xã và 01 liên hiệp hợp tác xã đang hoạt động, trong đó có 49 Hợp tác xã hoạt động khá giỏi, chiếm 43%, 54 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trung bình chiếm tỷ lệ 47,37% và 11 hợp tác xã hoạt động không hiệu quả chiếm tỷ lệ 9,65%.
7. Công tác thu, chi ngân sách
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh ước thực hiện 2.100 tỷ đồng, đạt 52,5% dự toán tỉnh giao, tăng 62% so cùng kỳ, trong đó các khoản thu nội địa là 2.071 tỷ đồng, đạt 52,2% dự toán tỉnh giao, tăng 61,6% so cùng kỳ; thuế xuất nhập khẩu là 29 tỷ đồng, đạt 93,5% dự toán tỉnh giao, gấp 2 lần so cùng kỳ. Có 09/16 nguồn thu đạt trên 50% dự toán tỉnh giao([10]); các nguồn thu còn lại có số thu đạt trên 30% dự toán tỉnh giao ngoại trừ khoản thu từ doanh nghiệp có vốn nước ngoài (17,7%); Thu ngân sách khối huyện ước thực hiện cơ bản đạt trên 50% dự toán được giao. Tổng nợ thuế trên địa bàn toàn tỉnh là 230 tỷ đồng, trong đó nợ tiền thuế là 122 tỷ đồng, tiền phạt và tiền chậm nộp 108 tỷ đồng; tăng 14 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 6% (trong đó tiền thuế nợ giảm 2,6 tỷ đồng, tiền chậm nộp tăng 16,6 tỷ đồng).
- Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 4.045 tỷ đồng, đạt 60,5% dự toán Trung ương và 47,7% dự toán tỉnh, trong đó chi đầu tư phát triển là 1.307 tỷ đồng, đạt 59% so với dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản điều hành năm 2018.
8. Công tác quy hoạch, quản lý Nhà nước về xây dựng
- Công tác quy hoạch được chú trọng. Tổ chức rà soát danh mục các quy hoạch đã được phê duyệt còn hiệu lực; các quy hoạch đang tiến hành lập, điều chỉnh, thẩm định chưa phê duyệt; các quy hoạch đã được lập, điều chỉnh chưa được thẩm định báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05/02/2018 của Chính phủ về triển khai thực hiện Luật Quy hoạch. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có bổ sung nội dung vui chơi giải trí có hoạt động cá cược; bổ sung dự án trường đua ngựa Phú Yên có hoạt động kinh doanh cá cược đua ngựa, đua chó tại xã An Mỹ, huyện Tuy An. Triển khai lập 07 đồ án quy hoạch xây dựng([11]) và 01 đồ án quy hoạch chuyên ngành([12]); công bố đồ án quy hoạch các bãi thải vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Rà soát, lập đề án điều chỉnh công năng, di dời một số công trình ra khỏi trung tâm thành phố để tạo quỹ đất xây dựng các công trình hạ tầng tạo điểm nhấn cho thành phố Tuy Hòa như: Phân viện Ngân hàng Phú Yên, Trường Chính trị tỉnh, Xí nghiệp in, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp...
- Công tác quản lý hoạt động xây dựng được thực hiện chặt chẽ hơn. Tăng cường kiểm tra điều kiện, năng lực hoạt động của các đơn vị tư vấn, nhà thầu; thanh tra xử lý các vi phạm hành chính về lĩnh vực xây dựng. Đã ban hành quy định về phân cấp, ủy quyền và phân công nhiệm vụ trong quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án do tỉnh quản lý. Kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên tuyến đường Hùng Vương, thành phố Tuy Hòa. Qua rà soát, vẫn còn 03 trường hợp sai phạm tồn đọng, kéo dài nhưng vẫn chưa xử lý dứt điểm; 01 trường hợp xây dựng không có giấy phép, mục đích sử dụng hoạt động kinh doanh; đã chỉ đạo đơn vị, địa phương kiểm tra, xử lý theo quy định. Thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra, quản lý quy hoạch phát triển bền vững Đầm Ô Loan, huyện Tuy An để xử lý, giải quyết các trường hợp lấn chiếm và xây dựng trái phép tại khu vực này. Thực hiện xét, cấp 155 chứng chỉ hành nghề (trong đó: 06 chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, 149 chứng chỉ hành nghề kỹ sư), 34 chứng chỉ năng lực (trong đó: 02 tổ chức hạng II và 32 tổ chức hạng III) hoạt động xây dựng của các tổ chức có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh, để đảm bảo điều kiện năng lực trong tham gia hoạt động xây dựng, góp phần nâng cao chất lượng công trình.
9. Về đầu tư xây dựng cơ bản và thu hút, xúc tiến đầu tư.
- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 6.595,7 tỷ đồng, đạt 41,7% kế hoạch, tăng 18,1% so cùng kỳ, trong đó: vốn thuộc khu vực nhà nước 1.158,6 tỷ đồng, tăng 9,9%; khu vực ngoài nhà nước 5.299,3 tỷ đồng, tăng 19,3%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 137,8 tỷ đồng, tăng 56% so cùng kỳ. Trong điều kiện nguồn vốn khó khăn, nhưng trong 6 tháng đầu năm đã tập trung triển khai và hoàn thành một số hạng mục các dự án, công trình trọng điểm để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương([13]). Ước tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 54%. Nhìn chung tiến độ của nhiều công trình có chuyển biến, nhưng còn chậm so với kế hoạch, nguyên nhân chủ yếu do chưa chủ động nguồn vốn bố trí; vướng công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Công tác hoàn ứng, thanh quyết toán chậm. Tính đến ngày 20/5/2018, trên địa bàn tỉnh có 49 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chậm quyết toán, với tổng mức đầu tư 2.369 tỷ đồng, trong đó: 02 dự án([14]) tồn tại kéo dài (với tổng mức đầu tư 644,6 tỷ đồng), 47 dự án đủ hồ sơ nhưng chậm nộp báo cáo quyết toán (với tổng mức đầu tư 1.724 tỷ đồng, trong đó khối tỉnh 10 dự án, khối huyện 37 dự án([15])). Nợ đọng xây dựng cơ bản có giảm so với năm 2017 nhưng vẫn còn cao([16]). Tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 phù hợp với điều kiện ngân sách và tình hình thực tế của tỉnh.
- Đã tổ chức kiểm điểm nghiêm túc các tập thể, cá nhân có khuyết điểm, thiếu sót, sai phạm trong việc chấp hành pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình. Đến nay, hầu hết các nội dung thiếu sót, sai phạm Thanh tra Chính phủ chỉ ra đã khắc phục xong.
- Công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư được đẩy mạnh. Đáng chú ý, đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2018 trên địa bàn tỉnh với chủ đề “Phú Yên - Hợp tác đầu tư và phát triển”. Tại Hội nghị, UBND tỉnh đã trao các quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư; thông báo cho phép tiếp cận, khảo sát, nghiên cứu đầu tư cho các nhà đầu tư, với tổng mức đăng ký đầu tư 130 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, phối hợp với các chủ đầu tư tổ chức khởi công xây dựng dự án xây dựng cầu Đà Rằng, cầu Sông Chùa trên Quốc lộ 1 cũ; tổ chức động thổ dự án Trang trại chăn nuôi Bò sữa tập trung quy mô công nghiệp công nghệ cao... Để triển khai thực hiện tốt các nội dung sau Hội nghị nhằm hấp thụ được hết nguồn vốn đăng ký đầu tư vào địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và UBND tỉnh đã ban hành Chương trình hành động, kế hoạch phân công nhiệm vụ, gắn trách nhiệm cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân trong thực hiện từng nội dung, nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương đều xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể của cơ quan, đơn vị mình để triển khai thực hiện.
Tổ chức nhiều đợt tiếp xúc và làm việc với nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu đầu tư tại tỉnh; tổ chức đoàn thăm và làm việc với các công ty, tập đoàn lớn ở các địa phương để đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào địa bàn tỉnh. Tổ chức đoàn công tác của tỉnh xúc tiến, quảng bá tại Pháp và Italia. Hiện nay, có một số nhà đầu tư chiến lược đang khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư trên địa bàn tỉnh như: Công ty phát triển điện lực (J-Power); Công ty Cổ phần VTOC; Công ty Cổ phần Đầu tư IRB... Tiếp tục thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thực hiện chặt chẽ hơn việc thẩm định các dự án trước khi cho chủ trương đầu tư. Đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 03 dự án trong nước([17]); điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 01 dự án vốn trong nước([18]); quyết định chủ trương đầu tư 15 dự án vốn ngoài ngân sách([19]), với tổng vốn đăng ký đầu tư 7.560,44 tỷ đồng. Đồng thời, kiên quyết xử lý, thu hồi đất 07 công trình/dự án không triển khai hoặc triển khai thực hiện chậm so với tiến độ cam kết, với tổng diện tích 255ha; trong đó có một số dự án lớn như: Nhà máy lọc dầu Vũng Rô (khu Làng Thượng) với diện tích 185ha; khu du lịch sinh thái Bãi Rạng với diện tích 7,7ha; Khu đất của Trung đoàn Không quân 910 với diện tích 61,7ha.
10. Về phát triển miền núi
Công tác phát triển miền núi tiếp tục được quan tâm đầu tư. Đã triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội miền núi và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên. Các địa phương đang tập trung triển khai thực hiện theo kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao, chủ yếu tập trung giải ngân nợ khối lượng([20]). Hướng dẫn các địa phương rà soát danh sách người có uy tín ở các địa phương theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
11. Về Tài nguyên và Môi trường
- Công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản và môi trường được tăng cường. Đã hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm cấp tỉnh trình Chính phủ (đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/5/2018). Tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và công tác định giá đất. Đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 06 công trình, dự án; bổ sung giá đất 05 đường/đoạn đường và khu dân cư vào Bảng giá các loại đất 05 năm trên địa bàn tỉnh; phê duyệt giá đất cụ thể 05 công trình/dự án; phê duyệt kế hoạch định giá đất cụ thể của 9 huyện, thị xã, thành phố([21]). Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tập trung chỉ đạo([22]), tuy nhiên tiến độ thực hiện còn chậm, hồ sơ tồn đọng chưa giải quyết còn nhiều, nhất là số lượng hồ sơ tồn đọng tại UBND cấp xã là rất lớn (hơn 10.000 hồ sơ).
- Công tác phát triển quỹ đất có chuyển biến đáng kể, trong 06 tháng đầu năm 2018 đã tổ chức bán đấu giá thành công 02 khu đất([23]) với tổng nguồn thu là 506,2 tỷ đồng (vượt hơn 10% so với chỉ tiêu tỉnh giao). Đồng thời hiện nay, đang tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ để đưa đấu giá một số lô đất như: Khu dân cư thuộc khu đô thị Nam thành phố Tuy Hòa; Khu dân cư phía đông đường Hùng Vương, đoạn từ An Dương Vương đến Trần Nhân tông; khu đất phía Nam trụ sở quân đội Viettel... Tiếp tục thực hiện dự án điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần đầu của tỉnh theo đúng tiến độ đề cương đã phê duyệt.
- Công tác kiểm tra hoạt động khoáng sản được tăng cường, nhất là kiểm tra đột xuất các trường hợp khai thác trái phép, không phép. Trong 6 tháng đầu năm, đã tổ chức kiểm tra đột xuất 18/27 đơn vị hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh về tình hình chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động khoáng sản, phát hiện 02 trường hợp khai thác ngoài vị trí cấp phép và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là 25 triệu đồng. Đã cấp 02 giấy phép thăm dò khoáng sản; phê duyệt trữ lượng 02 dự án, cấp giấy phép khai thác khoáng sản 01 dự án, đóng cửa 03 mỏ khoáng sản.
- Công tác tuyên truyền và triển khai các quy định của pháp luật về môi trường được chú trọng và tăng cường. Việc kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất kinh doanh, cá nhân gây ô nhiễm môi trường được tăng cường. Thành lập các tổ công tác liên ngành thường xuyên kiểm tra, giám sát việc xả thải của các cơ sở sản xuất, chế biến trên địa bàn, nhất là các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp tập trung. Quản lý chất thải, nhất là chất thải rắn nông thôn tiếp tục được cải thiện, có nhiều chuyển biến tích cực; tổng số xã, phường, thị trấn được thu gom, xử lý trên địa bàn tỉnh là 84/112, tỷ lệ thu gom rác thải trên địa bàn tỉnh là 76%, tăng 21% so với năm 2015. Đã thành lập và đưa Quỹ Bảo vệ môi trường đi vào hoạt động chính thức từ tháng 2/2018, bước đầu đã quản lý được nguồn kinh phí từ ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của các đơn vị khai thác khoáng sản trên địa bàn. Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu, thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Phú Yên” để có cơ sở thực hiện việc giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng đối với các dự án du lịch theo quy định Luật môi trường biển, hải đảo và Nghị định số 51/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
II. VỀ ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI VÀ CÁC LĨNH VỰC VỀ XÃ HỘI
1. Về Lao động, Thương binh và Xã hội:
- Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách về an sinh xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ. Tổ chức tốt các phiên giao dịch việc làm. Đã giải quyết việc làm mới cho 12.810 lao động, đạt 52,3% kế hoạch, tăng 1,3% so cùng kỳ; trong đó xuất khẩu lao động 280 người, đạt 56% kế hoạch; tình trạng thất nghiệp trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ thấp khoảng 1,96%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,62%, khu vực nông thôn là 1,34%. Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đã cho vay 7,5 tỷ đồng, giải quyết việc làm mới 288 lao động, tập trung vào khu vực nông - lâm - thủy sản. Công tác đào tạo nghề tiếp tục được đẩy mạnh, đã đào tạo nghề ngắn hạn cho 2.509 người, đạt 50,2% kế hoạch.
- Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ cho các đối tượng chính sách, đối tượng xã hội trên địa bàn, nhất là trong dịp lễ, tết. Đã huy động được nhiều nguồn lực tặng 140.946 suất quà, trị giá gần 52 tỷ đồng cho các đối tượng nhân dịp Tết, tăng 11.958 suất so với năm trước. Giải quyết cứu đói cho nhân dân bị thiệt hại bão, lụt và dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 cho 9.542 hộ - 18.860 khẩu, với tổng số 282,9 tấn gạo; giải quyết cứu đói giáp hạt đầu năm 2018 cho 6.988 hộ - 14.300 khẩu với 245,22 tấn gạo từ nguồn hỗ trợ của Chính phủ. Công tác giảm nghèo được chú trọng. Đã hỗ trợ xây dựng 178 nhà và sửa chữa 62 nhà ở cho hộ nghèo, hộ chính sách; cấp 133.651 thẻ BHYT cho người nghèo, người cận nghèo, người dân đang sinh sống tại các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ tiền điện 18.860 hộ nghèo, với tổng kinh phí 5,2 tỷ đồng; hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất cho 4.329 lượt hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, với số tiền 137 tỷ đồng; cho 2.263 lượt sinh viên, học sinh vay với số tiền 16,6 tỷ đồng. Phân bổ 10,4 tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa 08 nghĩa trang liệt sĩ, 25 nhà bia ghi tên liệt sĩ tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
- Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới được chú trọng. Đã ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện công tác trẻ em năm 2018. Tích cực vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, từ đầu năm đến nay các chương trình bảo vệ trẻ em đã hỗ trợ phẫu thuật cho 17 em bị bệnh tim bẩm sinh, 04 em bị khuyết tật vận động; đang tổng hợp danh sách trẻ em bị dị tật hàm mặt và dị tật khác để phẫu thuật vào cuối tháng 6/2018. Tổ chức tốt các hoạt động nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. Công tác phòng chống tai nạn thương tích trẻ em được duy trì thường xuyên, toàn tỉnh đã xảy ra 05 trường hợp trẻ em chết do tai nạn thương tích([24]), giảm 15 trường hợp so cùng kỳ.
2. Về Giáo dục - Đào tạo:
- Chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học. Kết quả học kỳ I năm học 2017-2018, tỷ lệ học sinh xếp loại khá giỏi ở 2 cấp THPT và THCS tăng, tỷ lệ yếu kém giảm so với năm học trước. Tập trung chuẩn bị chu đáo các điều kiện phục vụ tốt kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 trên địa bàn tỉnh([25]). Đã tổ chức tốt các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp Quốc gia lớp 12 THPT đảm bảo an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế; qua đó, tuyển chọn được 54 học sinh lớp 12 vào các đội tuyển để bồi dưỡng, tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia từ ngày 10/01 đến ngày 13/01/2018.
- Công tác phổ cập giáo dục tiếp tục được chú trọng. Đến nay, toàn tỉnh có 09/09 huyện, thị xã, thành phố giữ vững phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi; 08/09 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 05/09 huyện, thị đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học mức độ 2. Tập trung kiểm tra, hoàn chỉnh hồ sơ công nhận các trường đạt chuẩn Quốc gia. Đến nay, toàn tỉnh hiện có 173/450 trường đạt chuẩn (tăng 3% so với cùng kỳ). Công tác vận động học sinh ra lớp có nhiều cố gắng, tỷ lệ học sinh bỏ học trong học kỳ I năm học 2017-2018 là 0,17%, giảm ở cả 2 cấp THCS và THPT. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 17% (tăng 3,4% so với cùng kỳ); tỷ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 68,4% (tăng 2,1% so cùng kỳ); tỷ lệ trẻ được ăn bán trú tuy tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước (đạt 65,6%) nhưng còn thấp so với nhu cầu của nhân dân đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa và miền núi.
3. Về Y tế
- Các cơ sở điều trị tăng cường nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy thuốc với bệnh nhân, ứng dụng nhiều dịch vụ kỹ thuật mới vào trong chẩn đoán và điều trị người bệnh mang lại hiệu quả thiết thực. Đã có hơn 01 triệu lượt người khám bệnh, trong đó có 57.518 lượt người điều trị nội trú tại các bệnh viện. Tổ chức nhiều đợt kiểm tra, chấn chỉnh thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện, qua đó thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ y tế có một số chuyển biến. Công tác triển khai các chính sách đào tạo, đãi ngộ và thu hút bác sĩ về công tác tại tỉnh được chú trọng, trong 6 tháng đầu năm đã thu hút 02 bác sĩ([26]).
- Công tác phòng, chống các dịch bệnh ở người được tập trung chỉ đạo quyết liệt, tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Đã xảy ra 284 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 140 ca; 61 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, giảm 27 ca so cùng kỳ; 16 ca mắc sốt rét (không có trường hợp tử vong). Công tác tiêm chủng mở rộng được tập trung thực hiện tốt; đã có 42,75% số cháu dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh; số bà mẹ mang thai được tiêm phòng, đạt tỷ lệ 40,32%.
- Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được tập trung chỉ đạo, tuy nhiên tình trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng vẫn còn diễn ra nhưng chưa có giải pháp xử lý triệt để, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Tiến hành kiểm tra 648 cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống; kết quả có 66 cơ sở không đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, các ngành chức năng xử lý theo quy định. Đáng chú ý, đã xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm ở xã An Ninh Đông, huyện Tuy An (nguyên nhân do ngộ độc rượu ngâm cây lạ) với 04 người mắc, không có trường hợp tử vong. Công tác vận động nhân dân đóng Bảo hiểm y tế được chú trọng, có 765.914 người đóng bảo hiểm y tế, đạt 84,2% tổng số dân số trên địa bàn (kế hoạch 84,2%).
4. Về Văn hoá, thể thao, thông tin và truyền thông
- Các hoạt động văn hóa - văn nghệ được tổ chức khá sôi nổi và đều khắp trên địa bàn tỉnh, trong đó có một số hoạt động nổi bật như: Lễ đón nhận Bằng di tích lịch sử quốc gia địa điểm diễn ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 ở Phú Yên; gặp mặt cán bộ, chiến sỹ tham gia cuộc Tổng tiến công; Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích danh thắng cấp Quốc gia Quần thể Hòn Yến; tổ chức các hoạt động kỷ niệm 128 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lễ đón bằng UNESCO công nhận Bài chòi là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và các chương trình nghệ thuật biểu diễn phục vụ… Nâng cấp bia di tích gắn với cột cờ tại di tích thắng cảnh Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh.
- Các hoạt động thể dục thể thao, nhất là phong trào thể thao quần chúng phát triển mạnh. Tổ chức thành công Đại hội Thể dục thể thao của tỉnh lần thứ VII và nhiều giải thể thao thu hút được nhiều vận động viên tham gia([27]). Tham gia giải Việt dã toàn quốc Báo Tiền Phong đạt 02 huy chương bạc và 08 huy chương đồng; tham gia giải vô địch karatedo trẻ Đông Nam Á, đạt 01 huy chương đồng; tham gia 04 giải toàn quốc (giải việt dã, vovinam, boxing và bóng chuyền bãi biển) đạt 01 huy chương bạc và 03 huy chương đồng thuộc giải vô địch các CLB vovinam; đội cờ vua tham gia giải miền trung mở rộng đạt 10 huy chương (02 bạc, 08 đồng); đội bóng đá U11, U13, U17 tiếp tục thi đấu vòng loại giải bóng đá toàn quốc năm 2018.
- Tiếp tục duy trì ổn định thường xuyên hệ thống máy chủ của tỉnh, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các dịch vụ vận hành trên hệ thống. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước. Công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông, báo chí, xuất bản đi vào nề nếp. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 07/7/2016 thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử. Các cơ quan thông tấn, báo chí kịp thời đưa tin, phản ánh tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng- an ninh; tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh trong triển khai các dự án trên địa bàn.
5. Về khoa học và công nghệ
Công tác kiểm tra, đôn đốc tiến độ các đề tài, dự án được tăng cường. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và kết quả các đề tài nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, đời sống. Công nhận kết quả nghiệm thu 06 đề tài, dự án cấp tỉnh([28]); 01 dự án cấp Nhà nước; 02 đề tài cơ sở([29]) và 03 dự án cấp huyện([30]). Đã tổ chức Đoàn công tác làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng để cụ thể hóa việc triển khai liên kết hợp tác phát triển nông nghiệp công nghệ cao giữa 2 địa phương giai đoạn 2018-2020.
(Nguồn báo cáo số: 104 /BC-UBND ngày 22/6/2018)
([1]) Giá trị sản xuất toàn ngành Nông - Lâm - Thủy sản bình quân 3 năm (2015-2017) tăng 4,2%; trong đó năm 2017 tăng 3,8% so với năm 2016, năm 2016 tăng 5,1% so với năm 2015; ước tính 6 tháng đầu năm 2018 tăng khoảng 4,9% so với cùng kỳ năm 2017
([2]) Đến nay, lực lượng Kiểm lâm đã phát hiện và lập biên bản 151 vụ vi phạm tăng 19 vụ, trong đó: 12 vụ phá rừng làm nương rẫy với diện tích bị phá 13,32 ha (tăng 12,2ha so với cùng kỳ); 139 vụ khai thác rừng, vận chuyển, mua bán trái phép lâm sản và động vật hoang dã. Xử lý 143 vụ vi phạm, phạt tiền 1.464,5 triệu đồng; lâm sản tịch thu: 179,68 m3
([3]) Ngày 19/4/2018 xảy ra 01 vụ/1,464ha, chức năng ngoài quy hoạch 3 loại rừng, trên địa bàn xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân; ngày 24/4/2018 xảy ra 01 vụ/1,5ha, chức năng rừng đặc dụng trên địa bàn xã Suối Trai, huyện Sơn Hòa
([4]) Nguyên nhân sản lượng gỗ khai thác tăng mạnh do cơn bão số 12 năm 2017 đã làm gãy đổ nhiều diện tích rừng trồng, các hộ dân đã tập trung khai thác và một số diện tích rừng năm 2017 chưa khai thác được đã chuyển qua năm 2018 tiếp tục khai thác.
([5]) Tính đến nay, tổng số tàu thuyền đăng ký hiện có trên địa bàn tỉnh là 4.169 chiếc, trong đó tàu có công suất < 90CV có 3.035 chiếc, tàu có công suất > 90CV có 1.197 chiếc.
([6]) - Đối với Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn cho các xã thuộc khu vực miền núi: Năm 2017, đã tạm ứng 30 tỷ đồng cho các huyện, thị xã thực hiện khoảng 66,6km đường. Đến nay, đã thi công hoàn thành 57km/66,6km; đã giải ngân 20,2 tỷ đồng/30 tỷ đồng (đạt 67,3%).
- Đối với Chương trình bê tông hóa hẻm phố: Năm 2017, đã tạm ứng 10 tỷ đồng để các địa phương triển khai thực hiện 30,5km. Đến nay, đã thi công hoàn thành 12km/30,5km; giải ngân 1,63 tỷ đồng/10 tỷ đồng (đạt 16,3%); nguyên nhân do khối lượng xi măng lớn nên các địa phương phải tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung ứng và vận chuyển xi măng để thực hiện.
([7]) KKT Nam Phú Yên (bao gồm KCN Hòa Hiệp 1 và KCN Hòa Hiệp 2): 05 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư là 2.552 tỷ đồng và 1.750 nghìn USD. Các khu công nghiệp: KCN An Phú: 01dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư là 20 tỷ đồng; KCN Đông Bắc Sông Cầu - KV1: 01dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.000 nghìn USD; KCN Đông Bắc Sông Cầu - KV2: 02dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư là 2.532 tỷ đồng. Lũy kế số dự án đăng ký vào Khu Kinh tế Nam Phú Yên và các khu công nghiệp đến nay là 92 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư là 9.935,81 tỷ đồng và 22.939 nghìn USD([7]); trong đó có 76 dự án đã đi vào hoạt động, chiếm tỷ lệ 82,6%.
([8]) - Tuyến TP. Hồ Chí Minh -Tuy Hoà và ngược lại thực hiện 732 chuyến bay, vận chuyển 119.055 hành khách, tăng 4,4% số khách và giảm 9,18% số chuyến so cùng kỳ, tần suất 13 chuyến/tuần (trong đó: Jetstar Pacific Airlines bay 06 chuyến/tuần; Vietjet Air bay 07 chuyến/tuần).
- Tuyến Hà Nội - Tuy Hòa và ngược lại thực hiện thực hiện 496 chuyến bay, vận chuyển 72.053 hành khách, tăng 33,2% số khách và tăng 26,53% số chuyến so cùng kỳ; tần suất 11 chuyến/tuần (trong đó: Vietjet Air bay 07 chuyến/tuần; Vietnam Airline bay 04 chuyến/tuần)
([9]) Lãi suất huy động VNĐ phổ biến ở mức 0,2-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,3-5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,3-6,6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,3-7,3%/năm; Lãi suất huy động bằng USD phổ biến ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức. Lãi suất cho vay bằng VNĐ phổ biến đối ở mức 6-6,5%/năm đối với ngắn hạn; lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9-10%/năm; Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 8-9,5%/năm đối với ngắn hạn; 9-11,5%/năm đối với trung và dài hạn; Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 2,8-7%/năm.
([10]) Cụ thể: thu thuế xuất nhập khẩu đạt 93,5%; thuế thu nhập cá nhân đạt 60,8%; lệ phí trước bạ đạt 54,98%; thu phí và lệ phí đạt 62,67%; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt 68,3%; thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước đạt 86,3%; tiền sử dụng đất đạt 68,14%; thu từ tiền cho thuê, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước đạt 428,2%; thu cấp quyền khai thác khoáng sản đạt 237,5%
([11])Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tây Hòa, Phú Hòa; Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Xuân Phước, huyện Đồng Xuân; Lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Tuy Hòa; Quy hoạch phân khu xây dựng khu đô thị phía Bắc khu di lịch Thuận Thảo đến phía Bắc đường Trần Phú nối dài, Tp. Tuy Hòa; Quy hoạch phân khu xây dựng khu đô thị phía Bắc Sông Ba (đoạn từ cầu Đà Rằng mới đến cầu Đà Rằng cũ); Quy hoạch vùng ven biển tỉnh Phú Yên.
([12]) Điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
([13]) Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai tại một số tỉnh miền Trung - Tỉnh Phú Yên; Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên (giai đoạn 1); Dự án Tuyến đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn nối các huyện/TP: Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy Hòa và Tuy An (giai đoạn 1: Cầu Dinh Ông); Trụ sở cơ quan: Chi cục Thuế TP Tuy Hoà, Sông Hinh và Tây Hoà; Chi cục Hải quan (chi nhánh Phú Yên); Toà án và Bảo hiểm xã hội các huyện. Tuyến nối Quốc lộ 1 (Đông Mỹ) đến KCN Hòa Hiệp (giai đoạn 1); Hạ tầng Khu đô thị mới Nam TP.Tuy Hoà (giai đoạn 1); Dự án xây dựng cầu Đà Rằng thuộc Dự án đầu tư xây dựng cầu Đà Rằng, cầu Sông Chùa trên Quốc lộ 1 cũ; Dự án hầm đường bộ Cù Mông; Tuyến nối 2 tỉnh Gia Lai và Phú Yên; Nhà máy sản xuất thuốc tiêm và Trung tâm thương mại của Công ty cổ phần Pymephaco; Trung tâm thương mại showroom Dũng Tiến; Dự án Biệt thự biển và Nhà phố Rosa Alba Resort. Dự án Đầu tư trồng rừng kinh tế, dự án Trồng cây kiểng xuất khẩu, dự án Nhà máy sản xuất đường Sơn Hoà, Dự án Nhà máy điện sinh khối, dự án Khu du lịch cao cấp New City,… Hầm đường bộ qua Đèo Cù Mông do Công ty cổ phần xây dựng và nhân lực Việt Nam cùng Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng cầu đường Sài Gòn thi công 487 tỷ đồng; tuyến đường bộ nối hai tỉnh Phú Yên- Gia Lai do Công ty cổ phần xây dựng Vương Quốc Anh thi công 90 tỷ đồng; dự án Rosa do Công ty TNHH thiết kế và xây dựng Đất Phú thi công 400 tỷ đồng…
([14]) Dự án trục giao thông phía Tây tỉnh; Công trình trồng mới 5 triệu ha rừng ven biển.
([15]) 37 dự án khối huyện gồm: Huyện Tuy An 18, TX. Sông Cầu 9, TP. Tuy Hòa 02, Đông Hòa 02, Sông Hinh 06 dự án.
([16]) Tổng dư nợ đầu năm 2018 của tỉnh là 244,9 tỷ đồng, đã trả nợ vay quý I năm 2018 (gốc + lãi) là 23,5 tỷ đồng (gồm: trả nợ gốc: 23 tỷ đồng, trả lãi: 490 triệu đồng). Tổng dư nợ cuối quý I năm 2018 của tỉnh là 221,9 tỷ đồng. Năm 2018, ngân sách tỉnh bố trí 93 tỷ đồng để trả nợ gốc vay chương trình KCHKM, GTNT, HTLN (Ngân hàng phát triển Việt Nam Phú Yên).
([17]) Trung tâm mua bán trưng bày giới thiệu sản phẩm gỗ, ván ép và thiết bị gỗ cao cấp chuyên ngành vật liệu xây dựng và trang trí nội thất của Tổ hợp khai thác và chế biến gỗ Phú An; Nhà máy sản xuất gạch không nung của Công ty TNHH Xây dựng Phú Thuận; Cửa hàng xăng dầu Văn Được của Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Hiệp Hòa.
([18]) Dự án Trung tâm Thương mại Vincom Plaza Tuy Hòa-Phú Yên của Công ty TNHH VincomRetail Miền Nam.
([19]) Nhà máy sản xuất phân bón Ba Cây Xanh; Trang trại chăn nuôi Colike Phú Yên; Khu du lịch vui chơi nghỉ dưỡng Seaside Resort; Khu nghỉ dưỡng cao cấp Sala Phú Yên; Trang trại bò sữa Vinamilk Phú Yên; Khu du lịch Hòa Lợi; Khu nghỉ dưỡng cao cấp Bellavista; Đầu tư cải tạo, nâng cấp nhà máy nước Tuy Hòa (công suất 28.000m3/ngày đêm); Trung tâm Hội nghị tiệc cưới Quân Thủy Tiên; Trạm trộn bê tông thương phẩm và các sản phẩm phụ; Khu nghỉ dưỡng cao cấp LA ASTORIA; Khu nghỉ dưỡng cao cấp Rerock Waterbay Phú Yên; Nhà máy điện mặt trời Hòa Hội; Nhà máy điện mặt trời Europlast Phú Yên; Xưởng sản xuất, chế biến nông sản (tinh bột các loại) thuộc công nghệ chế biến khô Hội Trinh.
([20]) Chương trình 135, do vốn kế hoạch được giao vào cuối tháng 4/2018 nên các địa phương chủ yếu đang trình thẩm định danh mục các công trình được đầu tư theo kế hoạch năm 2018; riêng huyện Sông Hinh đã thực hiện giải ngân nợ khối lượng của năm 2018 là 1.543 triệu đồng. Quyết định 293/QĐ-TTg, tổng khối lượng thực hiện đến thời điểm báo cáo là 23.184 triệu đồng.
([21]) Cụ thể: thành phố Tuy Hòa (75 công trình, dự án), thị xã Sông Cầu (68 công trình, dự án), các huyện: Đông Hòa (26 công trình, dự án), Sông Hinh (17 công trình, dự án), Phú Hòa (62 công trình, dự án), Sơn Hòa (6 công trình, dự án), Tuy An (13 công trình, dự án), Đồng Xuân (53 công trình, dự án), Tây Hòa (38 công trình, dự án).
([22]) Trong 6 tháng đầu, cấp giấy chứng nhận lần đầu 3.600 hồ sơ đạt 51,4% kế hoạch, nâng lũy kế cấp giấy chứng nhận lần đầu từ trước ước đến ngày 30/6/2018, toàn tỉnh cấp được 553.277 giấy chứng nhận, với diện tích 360.855,71ha đạt 97% diện tích đủ điều kiện cần cấp, đạt 90% so với diện tích cần kê khai, đăng ký, cấp giấy chứng nhận.
([23]) Gồm: 147 lô đất khu đô thị Nam thành phố Tuy Hòa và khu đất B4, đường Độc Lập, Tp. Tuy Hòa..
([24]) Phú Hòa đuối nước 02 em, Sông Hinh tự vẫn: 01 em; Tây Hòa: 02 em tai nạn giao thông.
([25]) Tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 10.786 thí sinh; trong đó: Số thí sinh hệ Giáo dục THPT là: 10.030 thí sinh (tăng 463 thí sinh so với năm 2017); số thí sinh hệ giáo dục thường xuyên và số thí sinh tự do là: 756 thí sinh (giảm 467 thí sinh so với năm 2017).
[26] Lũy kế đến nay, đã tuyển dụng, bố trí công tác và thực hiện chính sách thu hút cho 87 bác sĩ và đồng ý cho hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học đối với 24 bác sĩ chuyên khoa I, II. Lũy kế từ khi triển khai thực hiện chương trình đến nay, tổng kinh phí hỗ trợ cho toàn bộ bác sĩ đang công tác trên địa bàn tỉnh là 12 tỷ đồng.
([27]) Tổ chức giải bóng đá Hội đồng hương Phú Yên tại thành phố Hồ Chí Minh; giải bóng rổ học sinh-sinh viên mở rộng; giải leo núi Đá Bia; giải vô địch cầu lông; giải đua thuyền; võ cổ truyền; thể thao người khuyết tật và các giải trong khuôn khổ đại hội thể dục thể thao tỉnh. Phối hợp tổ chức giải việt dã về nơi đón ánh bình minh trên đất liền Việt Nam (Mũi Đại Lãnh - Phú Yên); đón và tiễn đoàn đua xe đạp truyền hình Bình Dương cúp Ống nhựa Hoa Sen năm 2018 đi qua địa phận Phú Yên…
([28]) Gồm các đề tài: Nghiên cứu chọn tạo giống lúa nước cho năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với sản xuất tại tỉnh Phú Yên; Đánh giá toàn diện tiềm năng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch khu vực núi Chóp Chài, thành phố Tuy Hòa; Nghiên cứu quy trình nhân giống nhân sâm Phú Yên (Abelmoschus sagittifolius Kurz) bằng phương pháp nuôi cấy mô và trồng khảo nghiệm theo tiêu chuẩn GACP-WHO; Nghiên cứu đặc điểm tái sinh và giải pháp bảo tồn cây gỗ mun (Diospyros sp) tại xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên; Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo xe lăn đa năng phục vụ cho người bệnh và người khuyết tật tại tỉnh Phú Yên và Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
([29])Gồm các đề tài: Nghiên cứu nhân giống và trồng khảo nghiệm nấm vân chi đen tại Trạm TNSH Hòa Quang; Khảo sát sự tái sinh, nhân giống cây Xáo tam phân (Paramignja trimera) bằng phương pháp nuôi cấy mô.
([30])Gồm các đề tài: Cải tiến, lai tạo giống heo đen địa phương ở Sơn Hòa bằng giống heo ngoại; Xây dựng mô hình nuôi cá chình bông thương phảm trong ao xi măng của phòng kinh tế hạ tầng huyện Tây Hòa; Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây hồ tiêu thâm canh trên đất cát được cải tạo tại xã Xuân Bình và Xuân Lộc thị xã Sông Cầu.
Các tin cùng chuyên mục:
-
Hưởng ứng tuần lễ Quốc gia về phòng, chống thiên tai năm 2024 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (17/05/2024)
-
Góp thêm nguồn lực cho người nghèo vay vốn (02/03/2021)
-
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy” (01/10/2020)
-
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai (25/09/2020)
-
Tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên Quý I năm 2018 (02/08/2018)
- Phú Yên - Vùng đất huyền thoại
- HOI NGHI THI DUA CUM KHOI DHMT LAN THU V-2018
- Phú Yên - Hợp tác đầu tư và phát triển
- Giới thiệu Du lịch Phú Yên
- Kỷ yếu 70 năm ngành Kế hoạch và Đầu tư Phú Yên
- Lễ khởi công KNNUD Công Nghệ Cao
Liên kết website
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập