TỈNH
UỶ PHÚ YÊN
* Số 05 -CTr/TU |
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Tuy Hoà, ngày 26
tháng 4 năm 2016 |
CHƯƠNG
TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TỈNH ỦY
về đầu tư phát triển đưa
du lịch trở thành
ngành kinh tế quan trọng
của tỉnh giai đoạn 2016-2020
------------
Thực hiện Nghị quyết Đại
hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 -2020, Tỉnh ủy ban hành
Chương trình hành động về đầu tư phát triển đưa du lịch trở thành ngành kinh tế
quan trọng của tỉnh giai đoạn 2016-2020, như sau:
Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ YÊN
GIAI ĐOẠN 2011 -2015
I- NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Ngày 15/12/2011, Tỉnh
uỷ ban hành Kết luận số 78-KL/TU về phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020; qua 5 năm thực hiện đạt một số kết quả tích
cực như sau:
- Các cấp ủy, chính quyền
đã ban hành nhiều văn bản chuyên đề về phát triển du lịch của tỉnh. Trong đó, Hội
đồng nhân dân tỉnh có Nghị quyết số 36/2011/NQ-HĐND, ngày 16/12/2011 về phát
triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020;
UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2025; ban hành Kế hoạch số 47/KH-UBND về phát triển du lịch
tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 – 2015; Quy chế phối hợp quản lý hoạt động
du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử
văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Chỉ thị về tăng cường
hiệu lực quản lý nhà nước, xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện...
-
Tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát
triển du lịch, nhất là hạ tầng giao thông đường bộ, hàng không[1]. Công
tác đầu tư, tôn tạo các di tích, danh thắng được chú trọng[2]; đến
nay, toàn tỉnh có 19 di tích cấp quốc gia, 37 di tích cấp tỉnh. Đã thu
hút đầu tư và tạo điều kiện để nhà đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ du
lịch như: khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, khu
vui chơi giải trí và các dịch vụ liên quan. Đến cuối năm 2015, toàn
tỉnh có 130 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch (2 khách sạn 5 sao, 2 khách sạn 4 sao, 1
khách sạn 3 sao, 5 khách sạn 2 sao, 36 khách sạn 1 sao), với 2.660 buồng,
trong đó có 500 buồng đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao.
- Sản phẩm du lịch của tỉnh ngày càng phong phú với các loại hình như:
Tham quan di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội truyền thống, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề; đã hình thành 02 tuyến và 7 điểm du lịch địa phương[3];
hình thành các
điểm biểu diễn nghệ thuật phục vụ khách du lịch. Sản phẩm lưu niệm, quà tặng bước
đầu đã thu hút sự quan tâm của du khách. Một số di tích, danh thắng, cây di sản,
ẩm thực đặc sản đã được các tổ chức công nhận, xếp hạng[4]. Hoạt
động lữ hành đã có bước phát triển khá, một số đơn vị kinh doanh lữ hành bước
đầu xây dựng được
các chương trình du lịch khá phong
phú; tổ chức đón nhiều đoàn lữ hành, báo chí trong và ngoài
nước đến khảo sát sản phẩm du lịch Phú Yên và kết nối đưa khách về Phú Yên.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch được chú trọng; đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ du lịch, kiến thức pháp
luật về bảo vệ môi trường, du lịch có trách nhiệm cho các đơn vị kinh doanh du
lịch. Đến cuối năm 2015, toàn tỉnh có khoảng 3.625 lao động trong lĩnh vực du lịch.
- Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch được tăng cường. Đã công bố biểu trưng và tiêu đề “Du
lịch Phú Yên – Hấp dẫn và Thân thiện”; tổ chức và tham gia các hội
nghị xúc tiến, hội chợ, triển lãm du lịch trong và ngoài tỉnh; phát hành các ấn
phẩm du lịch, quảng bá trên website du lịch Phú Yên, mạng xã hội, các phương tiện
thông tin, truyền thông. Đặc biệt, tỉnh đã đăng cai tổ
chức thành
công Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung bộ - Phú Yên 2011 và Festival Thủy sản Việt Nam – Phú Yên 2014.
- Lượt khách du lịch đến Phú Yên giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 20%/năm,
trong đó khách quốc tế tăng khoảng 17%/năm; doanh thu du lịch
thuần túy tăng
30%/năm. Đến năm 2015, tổng lượt khách du lịch đến Phú Yên khoảng
900.000 lượt, trong đó khách quốc tế trên 45.000 lượt; doanh thu du lịch thuần
túy đạt trên 850 tỷ đồng.
II- HẠN CHẾ, YẾU KÉM VÀ
NGUYÊN NHÂN
1- Hạn chế, yếu kém:
- Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng kịp yêu cầu
phát triển du lịch, đặc biệt là hạ tầng giao thông, bến cảng, phương tiện vận
chuyển du lịch đường bộ, đường thủy.
- Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di
tích, danh thắng chưa hiệu quả. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, thiếu các sản
phẩm du lịch mang tính đặc trưng của Phú Yên; thiếu các dịch vụ tại các điểm
đến.
- Công tác quản lý nhà nước về đầu tư có
mặt chưa tốt. Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu và yếu; nhiều doanh nghiệp chưa
chú trọng công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch.
- Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch chưa
được chú trọng đúng mức. Hoạt động lữ hành còn yếu.
-
Lượng khách du lịch đến Phú Yên còn thấp so với các tỉnh lân cận.
2- Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém:
- Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa kịp thời cụ thể hóa việc triển
khai thực hiện các nghị quyết, quy hoạch, kế hoạch về phát triển du lịch đã ban
hành nên việc thực hiện chưa đồng bộ. Chưa xây dựng được chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch.
- Nhận thức của cán bộ và nhân dân trong xây dựng môi trường du lịch an
toàn, văn minh, thân thiện chưa cao.
- Việc hỗ trợ đầu tư, giải phóng mặt
bằng các dự án du lịch còn chậm và thiếu đồng bộ. Một số dự án du lịch đã cấp phép xây dựng
nhưng chậm triển khai làm ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và hình thành
sản phẩm du lịch của tỉnh.
- Kinh phí đầu tư phát triển du lịch (tôn tạo các di tích, xúc tiến
quảng bá, đào tạo nhân lực...) còn hạn chế. Chưa huy động được nhiều nguồn lực
để phát triển du lịch.
Phần
thứ hai
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
I- MỤC TIÊU
Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan
trọng của tỉnh, tạo động lực đẩy mạnh chuyển dịch
cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Từng bước xây dựng thương hiệu
du lịch: “Phú Yên – Điểm đến hấp dẫn và thân thiện”.
II- CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2016-2020
- Phấn đấu trong 5 năm
thu hút hơn 7 triệu lượt khách du lịch đến tỉnh, trong đó khoảng 1 triệu lượt
khách quốc tế. Lượt khách du lịch tăng bình
quân khoảng 17%/năm, trong
đó khách quốc tế tăng khoảng 60%/năm; ngày lưu trú bình quân 1,8 - 2 ngày/khách; tổng thu nhập du lịch tăng khoảng 29,5%/năm.
-
Phấn đấu đến năm 2020:
+
Tiếp đón hơn 2.000.000 lượt khách, trong đó có khoảng 490.000 lượt khách quốc tế;
tổng thu nhập du lịch khoảng 3.100 tỷ đồng.
+
Có hơn 250 cơ sở lưu trú du lịch, với 5.800 buồng (tăng gấp đôi
so với năm 2015); hơn 15 khách sạn đạt
tiêu chuẩn 3 - 5 sao; thu
hút trên 8.000 lao động trong lĩnh vực du lịch; có từ 70 - 80% lao động được bồi
dưỡng, đào tạo về nghiệp vụ chuyên ngành.
+ Được công nhận một khu du lịch quốc gia tại khu vực Vịnh Xuân Đài-bãi biển Từ Nham-Gành Đá Đĩa và một số khu, điểm du lịch địa phương; hình thành một số
khu du lịch cao cấp, khu du lịch biển, tạo bước đột phá trong phát
triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển ở Phú Yên.
III- NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1- Nhiệm vụ:
1.1-
Tập trung lập quy hoạch và đầu tư kết cấu hạ tầng làm cơ sở kêu gọi đầu tư phát triển du lịch:
- Phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập
quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài gắn với khu vực bãi biển Từ Nham, Gành Đá Đĩa; lập quy hoạch đầu tư khu vực Bãi Môn - Mũi Điện - Vũng Rô để làm
cơ sở thu hút các dự án đầu tư. Nghiên cứu các đề tài khoa học
làm cơ sở thu
hút đầu tư phát triển sản phẩm du lịch. Lập danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư du lịch giai đoạn 2016 – 2020.
- Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành
dự án Hầm đường bộ Đèo Cả, Hầm đường bộ Đèo Cù Mông, đẩy nhanh tiến độ nâng cấp
Quốc lộ 25, Quốc lộ 29; huy động nhiều nguồn vốn đầu tư nâng cấp các tuyến
đường đến các khu di tích, danh thắng.
- Kiến nghị tăng các chuyến bay từ Hà Nội và TP
Hồ Chí Minh đến Phú Yên, mở thêm các tuyến bay mới từ Phú Yên đi một số tỉnh
trong nước và hướng tới một số nước. Đề xuất cải tạo, nâng cấp ga đường sắt Tuy
Hoà để phát triển loại hình du lịch bằng tàu hỏa.
- Điều chỉnh quy hoạch hai bên đường Độc Lập,
đường Lê Duẩn (TP.Tuy Hòa) để hình thành khu du lịch biển Tuy Hòa; quy hoạch và
đầu tư hạ tầng thiết yếu để hình thành các khu ẩm thực tại TP.Tuy Hòa, Đầm Ô
Loan, Vịnh Xuân Đài, Đầm Cù Mông, Vũng Rô… Lập quy hoạch chi tiết, phân khu
chức năng, đầu tư hạ tầng tại các khu di tích, danh thắng để kêu gọi, thu hút đầu
tư kinh doanh dịch vụ.
- Tập trung đầu tư trục giao thông ven biển,
đoạn Bắc cầu An Hải đến Quốc lộ 1 (tại Gành Đỏ); đầu tư nâng cấp tuyến đường từ
Quốc lộ 1 đến bãi biển Từ Nham; từ Quốc lộ 1 đến vũng La; đường nối từ tuyến
đường động lực ven biển đến Bãi Bàng (bãi biển phía Nam Gành Đá Đĩa); tuyến
đường quanh Vịnh Xuân Đài để hình thành khu du lịch quốc gia và một số tuyến
đường đến các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch.
- Hình thành cơ bản cơ sở hạ tầng giao
thông và thu hút đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại
các bãi biển: Tuy Hòa, Long Thủy, Bãi
Xép, Phú Thường, Bãi Bàng, Bình Sa, Bãi Ôm, Từ Nham, Bãi Nồm… và tại các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng mang
nét độc đáo riêng như: Vịnh Xuân Đài, Gành Đá Đĩa, Đầm Ô Loan, Vũng Rô, Bãi Môn- Mũi Điện, núi Nhạn, núi Đá Bia, núi Chóp Chài, Hòn lao Mái nhà, Hòn Chùa, Hòn Yến, Hòn Nưa…
- Xúc tiến đầu tư xây dựng bến tàu du lịch tại
khu vực Vịnh Xuân Đài, Đầm Ô Loan, Sông Chùa, Vũng Rô… để phát triển du lịch
biển đảo; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cảnh quan
tại khu vực bãi biển TP Tuy Hòa; trạm dừng xe du lịch trên Quốc lộ 1D, Quốc lộ 1...
- Đầu tư cơ sở vật chất thiết yếu tại các di
tích danh thắng; tăng cường bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch,
chú trọng đầu tư nhằm bảo tồn, phát
huy giá trị các di tích, danh thắng.
- Tạo điều kiện nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, thông báo cho phép lập dự án đầu
tư; kịp thời
rà soát và kiên quyết thu hồi những dự án không triển khai để cấp cho nhà đầu
tư khác có tiềm lực mạnh, có thị trường nguồn khách ổn định.
- Thu hút một số
dự án đầu tư phát triển du lịch có quy mô lớn để
nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, khu
nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí và các dịch vụ du lịch. Ưu
tiên kêu gọi đầu tư, hỗ trợ đầu tư tại khu danh thắng Gành Đá Đĩa – Bãi
Bàng thành Khu du lịch gắn với di sản văn hóa Đá để làm điểm nhấn thu hút khách
và kích thích đầu tư phát triển các khu vực khác.
1.2- Tiếp tục hình
thành và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch chủ yếu; hình thành một số sản phẩm
mang tính đặc trưng của Phú Yên:
- Phát triển đồng thời du lịch biển đảo, du lịch văn hoá và
du lịch sinh thái; lấy du lịch biển đảo làm mũi nhọn, du lịch văn hoá là nền
tảng; hình thành các tour du lịch chuyên đề:
tham quan, nghỉ dưỡng biển; du lịch văn hóa; du lịch khám phá, mạo hiểm; du lịch tâm
linh; du lịch ẩm thực, làng nghề… để từng bước hình thành những sản phẩm du lịch
đặc trưng, độc đáo, mang đậm bản sắc Phú Yên, tạo sức hút mạnh mẽ để thu hút
khách du lịch.
- Huy động nhiều nguồn lực đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch chủ yếu, hình thành một số sản phẩm
du lịch mang tính đặc trưng của Phú Yên tại Gành Đá Đĩa, Đầm Ô Loan, Hải Đăng
nằm trên Mũi Đại Lãnh, Đèo Cả - Vũng Rô, Tháp Nhạn - Núi Nhạn, núi Chóp Chài, Vịnh
Xuân Đài… và gắn liền với những địa danh này là những lễ hội, làng nghề, ẩm
thực đặc trưng.
- Xúc tiến kêu gọi các dự án đầu tư sản phẩm du
lịch cao cấp (du lịch tàu biển, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch golf, vui
chơi có thưởng…); các khu vui chơi giải trí, khu tắm biển, thể thao trên biển,
trên cát…
- Đầu tư hình thành điểm du lịch sinh thái cộng
đồng tại làng rau Ngọc Lãng, điểm du lịch văn hóa cộng đồng tại thôn Xí Thoại, buôn
La Diêm, buôn Hòa Ngãi; hỗ trợ tổ chức thí điểm một số loại hình du lịch có thế
mạnh của địa phương gắn kết với điểm đến du lịch vùng đất “hoa vàng cỏ xanh”. Hỗ trợ đầu tư các điểm tham
quan du lịch làng nghề và các
phòng trưng bày gắn với khu, điểm du lịch, làng nghề; khuyến khích sản xuất những
mặt hàng lưu niệm, đặc sản của địa
phương.
- Đầu tư xây dựng điểm du lịch văn hoá tại các khu
di tích, khu, điểm du lịch gắn với hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân gian như:
Hò bá trạo, dân ca bài chòi, hò khoan, hát tuồng, hô bài chòi; biểu diễn nhạc
cụ dân tộc: đàn đá, trống đôi - cồng ba - chiêng năm… Đầu tư nâng cao chất
lượng các lễ hội truyền thống đặc trưng như: Hội thơ Nguyên Tiêu núi Nhạn, Lễ
hội Cầu Ngư, Hội đua ngựa gò Thì Thùng...; phát triển loại hình du lịch tâm
linh, du lịch thể thao trên biển, trên cát…
- Tăng cường công tác quản lý và hỗ trợ phát
triển sản phẩm du lịch văn hóa ẩm thực
tại khu vực thành phố Tuy Hoà, thị xã Sông Cầu, huyện Tuy An,
huyện Đông Hòa và một số địa phương khác.
- Hình thành các tuyến nối liền giữa miền biển, đảo
với các tỉnh Tây Nguyên; hình thành mạng lưới không gian du lịch Duyên hải Nam
Trung bộ - Tây Nguyên; phát triển lữ hành quốc tế, đa dạng các hình thức du lịch
lữ hành nội địa.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng TP Tuy Hòa trở
thành đô thị xanh, sạch, đẹp, thân thiện và từng bước hiện đại, là điểm đến
trên tuyến hành trình du lịch Bắc- Nam và là trung tâm điều chuyển khách đến
các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh.
1.3- Chủ
động liên kết thu hút khách du lịch:
- Chủ động
liên kết với các tỉnh trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên để xây
dựng tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng; liên kết với các đơn vị lữ hành ở hai trung tâm có nguồn
khách du lịch lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh để đưa khách về Phú Yên; tổ chức các
đoàn doanh nghiệp lữ hành, báo chí trong và
ngoài nước về khảo sát sản phẩm du lịch, quảng bá điểm đến nhằm
thu hút khách đến Phú Yên.
- Tiếp tục quảng bá và đầu
tư khai thác có hiệu quả các tuyến du lịch và các điểm du lịch địa phương đã
được công nhận; khảo sát hình thành một số tuyến du lịch về phía
Tây của tỉnh; các tuyến du lịch chuyên đề khám phá biển đảo, lặn ngắm san hô; tham
quan các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể về đá; du lịch làng nghề, du lịch
cộng đồng...
1.4- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch, xây dựng thương hiệu “Phú
Yên - Điểm đến hấp dẫn và thân thiện”:
- Xây dựng
Chiến lược marketing du lịch Phú Yên; đẩy mạnh quảng bá trên các phương tiện
thông tin truyền thông, quảng bá trực quan; phát hành các ấn phẩm du lịch. Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin, trong đó chú trọng quảng bá du lịch trên các trang mạng
xã hội, website…
- Tổ chức
hội nghị, hội thảo, diễn đàn chuyên đề về xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch; đăng
cai tổ chức và tham gia các sự kiện du lịch trong và ngoài nước; liên kết xây dựng thương hiệu và quảng bá điểm đến
tại các thị trường du lịch có tiềm năng trong nước và nước ngoài.
- Nâng cao năng lực hoạt động xúc tiến, quảng
bá; ưu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn
lực xã hội cho công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch.
1.5- Nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực du lịch:
- Điều tra, đánh
giá nguồn nhân lực du lịch của tỉnh hiện nay để xây dựng kế hoạch đào tạo, đào
tạo lại và bổ sung nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch.
- Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, đồng thời thu hút nguồn nhân lực bên ngoài, nhất là sinh viên tốt nghiệp
các trường du lịch có chuyên môn, tay nghề giỏi về nghiệp vụ chuyên ngành du lịch; hình thành đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên du lịch
người địa phương; đào tạo các kỹ năng cần thiết cho người dân tham
gia hoạt động du lịch cộng đồng.
- Dành kinh phí thỏa đáng từ ngân sách tỉnh, cùng với sự
tham gia của các doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực
du lịch tại chỗ.
- Tạo điều kiện để
các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh liên kết với các trường đào tạo
chuyên ngành du lịch tổ chức các lớp đào tạo cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ
du lịch có chất lượng cao.
2- Giải pháp:
2.1- Về huy động nguồn
vốn đầu tư phát triển du lịch:
- Tập trung nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư theo hướng có trọng
tâm, trọng điểm làm cơ sở thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch. Ngân
sách ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch, điểm du lịch
quốc gia, các di tích danh thắng.
- Thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư, trong đó tranh thủ sự hỗ trợ của Trung
ương, thực hiện lồng ghép các chương trình các dự án có liên quan để hỗ trợ đầu
tư phát triển du lịch.
- Tăng cường xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch; thu
hút nhiều hình thức đầu tư, chú trọng đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP);
tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư, kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp (FDI), liên
doanh với nước ngoài.
- Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA), nguồn vốn ADB, vốn của các tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ bảo vệ môi
trường, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, giải quyết việc làm...; huy động vốn đầu
tư của doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động du lịch và của cộng đồng trong công
tác đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, tổ chức lễ hội, hoạt động văn
hóa dân gian, các làng nghề phục vụ du lịch.
- Ưu tiên thu hút dự án đầu tư du lịch lớn, nhà đầu tư có tiềm lực mạnh
về vốn, kinh nghiệm, thị trường nguồn khách để tạo sản phẩm du lịch đặc trưng
có khả năng cạnh tranh trong khu vực.
2.2- Về cơ chế chính sách:
- Ban hành chính sách cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Thực hiện
các giải pháp nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI).
Trước hết tập trung cải thiện chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, xúc tiến đầu
tư, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ cung cấp thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, cải
cách thủ tục hành chính…
- Ban hành cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư phát triển loại hình du lịch sinh thái, khai thác các giá trị di sản văn hóa, văn hóa ẩm
thực, làng nghề gắn với phát triển du lịch.
- Có chính sách hỗ trợ về vay vốn, lãi suất,
thuế, đất đai để đầu tư cơ sở vật chất trưng bày sản phẩm lưu niệm, đặc sản; đầu
tư phương tiện vận chuyển khách du lịch; xây dựng cầu tàu du lịch, thuyền vận
chuyển khách du lịch trên Vịnh Xuân Đài, Đầm Ô Loan, Vịnh Vũng Rô…
- Thực hiện tốt cơ chế
chính sách giải quyết vấn đề về an sinh xã hội cho các đối tượng ăn xin, bán
hàng rong tại các khu di tích, điểm du lịch.
2.3- Về công tác quản lý, kiểm tra, giám sát:
- Tăng cường sự lãnh đạo của
cấp uỷ, sự chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền, sự tích cực tham gia của
đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong hoạt động du lịch. Kiện toàn bộ máy tổ chức,
nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, huyện; phát huy
vai trò của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh và Hiệp hội Du lịch tỉnh trong
phát triển du lịch.
- Đảm bảo sự thống nhất
trong quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển du lịch gắn với quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội. Quản lý đồng bộ việc đầu tư kết cấu hạ tầng, bảo vệ tài nguyên du lịch và quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch đảm
bảo hài hòa về kiến trúc, cảnh quan và môi trường. Làm tốt công tác quản lý cấp phép đầu tư và
sau cấp phép đầu tư; kịp thời giải quyết các vướng mắc cho nhà đầu tư và doanh
nghiệp.
- Nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý di tích, danh thắng, quản lý hoạt động du lịch,
bảo vệ môi trường du lịch; công tác phối hợp quản lý hoạt động du lịch
tại các khu, điểm du lịch. Phân công, phân cấp rõ ràng giữa các cơ
quan, đơn vị và địa phương trong công tác quản lý nhà nước về du lịch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh
doanh du lịch, bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm,
niêm yết giá…; kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
2.4- Về
tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch:
- Đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền,
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm
quan trọng đầu tư phát triển du lịch đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của
tỉnh.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các quy định
của Nhà nước về du lịch đến đội ngũ lao động trong ngành du lịch, các tổ chức,
cá nhân kinh doanh du lịch và người dân nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường,
bảo vệ tài nguyên du lịch; xây dựng nếp sống văn minh, cùng tham gia
phát triển du lịch cộng đồng.
- Phát động
phong trào người dân ứng xử văn minh, tận tình hỗ trợ khách du lịch; tuyên truyền vận
động nhân dân chung tay
giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự tại nơi công cộng,
bãi biển, khu di tích,
điểm du lịch.
Phần
thứ ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Các cấp
ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở tổ chức phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện
Chương trình hành động này của Tỉnh ủy; theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế
hoạch thực hiện phù hợp với cấp, ngành mình để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện đạt kết quả.
2- Ban cán sự đảng
UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể hóa việc triển khai thực hiện
Chương trình hành động này; đồng thời chỉ đạo các cấp, các ngành theo chức năng
và nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Chương trình đã
đề ra; định kỳ tham mưu Tỉnh ủy sơ, tổng kết việc thực hiện.
3- Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn
thể tỉnh chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Chương trình hành động
của Tỉnh ủy trong cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; theo chức
năng, nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện
phù hợp.
4- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chỉ đạo các phương tiện thông tin đại
chúng tổ chức tuyên truyền sâu rộng Chương trình hành động của Tỉnh uỷ; tham
mưu tổ chức việc quán triệt Chương trình hành động ở cấp tỉnh và hướng dẫn việc
tổ chức quán triệt ở các cấp.
|
T/M TỈNH
ỦY BÍ THƯ (Đã ký) Huỳnh Tấn Việt |